Thảm họa hơn 6000 năm trước là "đòn bẩy" thay đổi mực nước biển ở Đông Nam Á

Nguyễn Hằng |

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến thay đổi mực nước biển ở Đông Nam Á có liên quan tới thảm họa hơn 6000 năm trước.

Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học đại dương, tin tức về mực nước biển ở Đông Nam Á từng biến động dữ dội hơn 6000 năm trước đây là rất quan trọng đối với khoảng 100 triệu dân ở khu vực này có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng cao tới 1 mét.

Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu gồm giáo sư Benjam Horton, Robert Kopp và tiến sĩ Erica Ashe tại trường Đại học Rutgers, Mỹ cho hay, mực nước biển dao động liên tục đã từng xảy ra mà không hề có tác động của biến đổi khí hậu.

Thảm họa hơn 6000 năm trước là đòn bẩy thay đổi mực nước biển ở Đông Nam Á - Ảnh 1.

Các đây hơn 6000 năm, nguyên nhân dẫn đến mực nước biển dâng không phải do biến đổi khí hậu. Ảnh: Internet.

Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature Communications, tác giả chính là giáo sư Aron Meltzner và những cộng sự chỉ ra rằng, mực nước biển xung quanh đảo Belitung ở Indonesia đã tăng gấp đôi, chỉ dưới 0,6 mét trong khoảng thời gian từ 6.850 đến 6.500 năm trở về trước.

Điều thú vị là sự thay đổi này xảy ra không phải xuất phát từ nguyên nhân biến đổi khí hậu chịu ảnh hưởng tác động của con người.

Các nhà khoa học dự đoán, bây giờ, mực nước biển ở khu vực Đông Nam Á thay đổi có thể xảy ra một lần nữa do hệ lụy của biến đổi khí hậu. Đây có thể trở thành thảm họa đối với những cư dân sống gần biển ở khu vực này.

Thảm họa hơn 6000 năm trước là đòn bẩy thay đổi mực nước biển ở Đông Nam Á - Ảnh 2.

Nước biển dâng cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của những cư dân ven biển. Ảnh: Internet.

Theo giáo sư Horton, một chuyên gia về khoa học sinh học và môi trường nhận định: "Nghiên cứu này đóng góp một phần quan trọng vào công tác minh họa tiềm năng của mực nước biển dâng có thể xảy ra do sự thay đổi và tác động của tự nhiên.

Nếu mực nước biển thay đổi tương tự như thảm họa hơn 6000 năm trước tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong 2 thế kỷ tới, thì tác động khủng khiếp của nó có thể ảnh hưởng tới hàng chục triệu người và các hệ sinh thái ven biển".

Trước đó, Meltzer, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đài quan sát Trái Đất thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cùng với giáo sư Horton và nhiều cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về san hô để khám phá cơ chế tăng, giảm của mực nước biển trên đảo Belitung ở Indonesia.

Bằng cách lấy mẫu từ các microatoll ở những nơi khác nhau, các nhà khoa học có thể biết được mực nước biển có thể sẽ tăng hay giảm.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu microatolls tại hai địa điểm trên các vị trí đối diện của đảo. Sau quá trình nghiên cứu và khảo sát ở nhiều vị trí, Meltzner và các cộng sự phát hiện ra rằng: "Các mô hình phát triển của san hô phản ánh những thay đổi về mực nước biển trong khu vực đó".

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế dẫn đến thay đổi về mực nước biển. Các nhà nghiên cứu nhận định, nếu có sự am hiểu tường tận về những gì xảy ra trong quá khứ sẽ tạo tiền đề cho phép chúng ta kiểm soát mô hình khí hậu và dự đoán những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.

(Nguồn: Phys.org)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại