Uống nước để làm giảm bớt cảm giác khát thì ai cũng biết, nhưng uống nước để vừa bớt khát và khỏe mạnh thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây, Ths Lưu Liên Hương, PGĐ Trung tâm nghiên cứu VIAM– Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ cho chúng ta cách uống nước đơn giản nhưng mang tới những lợi ích bất ngờ cho sức khoẻ.
1. Uống nước ấm
Dù mùa hè nắng nóng cho nên ai cũng thích uống nước mát. Nhưng ít người biết được uống nước lạnh sẽ gây ra những khó chịu đường tiêu hoá, chuột rút, thậm chí tiêu chảy. Do vậy, thời tiết có nóng cũng nên uống nước ấm với nhiệt độ từ 10-30 độ C.
3. Uống chậm
Nắng nóng nhiều người cảm thấy khát nước sẽ uống một cốc nước đầy. Tuy nhiên, đây không phải là cách uống nước tốt, có thể sẽ gây nguy hiểm, đặc biệt nếu vừa tập thể dục, chạy, làm việc nặng.
Do thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ đổ mồ hôi rất nhiều, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi và tăng nguy cơ mất chất điện giải như: natri, kali sẽ làm bạn càng có cảm giác khát nhiều hơn.
Nên uống nước ấm, khi uống từ từ và uống thường xuyên, ảnh minh hoạ.
Nên uống nước từ từ, lượng nhỏ, để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và có thời gian để thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể khi đang bị thiếu nước. Uống vội vàng vì có thể gây ra nấc cụt hoặc chướng bụng.
3. Uống nước thường xuyên
Hãy chủ động uống nước trước khi tham gia hoạt động ngoài trời để tránh tình trạng cơ thể mất nước. Không nên đợi đến khi khát rồi mới uống nước vì lúc đó cơ thể đã rơi vào tình trạng mất nước nhẹ.
Ths Liên Hương cho hay: "Nhu cầu uống nước sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa của từng người mà lượng nước cần thiết cũng khác nhau. Các nhóm đối tượng có nhu cầu nước uống đặc biệt bao gồm: trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi, người bệnh và các vận động viên".
Theo nhu cầu khuyến nghị dinh dưỡng của người Việt Nam 2016, nhu cầu nước khuyến nghị dành cho người Việt Nam như sau:
Cách ước lượng | Nhu cầu nước/ các chất dịch, ml/kg |
---|---|
Theo cân nặng, tuổi và mức độ hoạt động thể lực | ml/kg |
Vị thành niên (10-18 tuổi) | 40 |
Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng | 40 |
Từ 19 đến 55 tuổi, hoạt động thể lực trung bình | 35 |
Người trưởng thành 55 tuổi | 30 |
Theo cân nặng | ml/kg |
Trẻ em 1-10 kg | 100 |
Trẻ em 11-20kg | 1000ml + 50ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên |
Trẻ em 21kg trở lên | 1500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên |
Nếu quên không uống nước cơ thể sẽ ra sao?
Theo Ths Liên Hương khi cơ thể mất nước sẽ ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan trong cơ thể. Một số dấu hiện báo hiệu cơ thể đang thiếu nước như:
Chóng mặt, đau đầu: Đây là hiện tượng hạ huyết áp tư thế do hậu quả của việc máu không thể chảy kịp tới phần đầu khi bạn thay đổi tư thế đột ngột. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy choáng váng khi đang luyện tập, đó có thể là một dấu hiệu của tình trạng mất nước.
Nước tiểu sẫm màu (có thể có mùi rất khó chịu): Nước tiểu có mùi hôi hoặc trở nên đậm màu (màu vàng sẫm, màu nước chè đặc) thì đây cũng là một dấu hiệu khác cảnh báo cơ thể cần uống nhiều nước hơn nữa.
Thay đổi nhịp tim: Nhịp tim có xu hướng tăng lên khi gắng sức và đây là hiện tượng thường xảy ra khi bạn tập luyện thể thao trong khoảng thời gian dài (đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng).
Tuy nhiên, nếu nhịp tim có thể tăng cao hơn từ 15-20 nhịp so với mức độ gắng sức thông thường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tim của bạn đang phải hoạt động để bù đắp cho khối lượng tuần hoàn giảm (do mất nước) bằng cách đập nhanh hơn.
Đọc thêm bài cùng tác giả Ngọc Minh, tại đây.