Những người tuổi thọ ngắn sẽ có 6 dấu hiệu khi đi ngủ, sau 45 tuổi vẫn không có bất cứ đặc điểm nào thì bạn quá may mắn

Bảo Nam |

Những người sống thọ chắc chắn sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt, ngược lại mất ngủ sẽ không chỉ gây hại sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Giấc ngủ ngon là cách bổ sung sức khỏe tốt nhất, đơn giản và hiệu quả nhất để duy trì sức khỏe. Một giấc ngủ ngon có thể loại bỏ sự mệt mỏi của toàn bộ cơ thể, làm cho thần kinh não bộ, nội tiết, chuyển hóa vật chất, hoạt động của tim mạch, chức năng tiêu hóa, hô hấp… được nghỉ ngơi, thúc đẩy sự sinh trưởng.

Chúng ta đều muốn có một giấc ngủ ngon, nhưng bạn có biết rằng: Không phải ai cũng chìm vào giấc ngủ dễ dàng, nhiều người thậm chí còn không thể ngủ nổi suốt đêm.

Thiếu ngủ trong thời gian dài có thể gây rối loạn chức năng nội tiết và suy giảm miễn dịch. Nếu kéo dài, bệnh nhân có thể đối mặt với bệnh tim mạch và đột quỵ.

Khi tuổi tác ngày càng tăng, mọi người nên hình thành những thói quen sống lành mạnh và thói quen ăn uống tốt để hỗ trợ sức khỏe. Đặc biệt là sau tuổi 45 càng cần chú ý quan sát cơ thể, đây là độ tuổi mà quá trình lão hóa nhanh nên để lộ rất nhiều dấu hiệu bất thường.

20210803145619_b334505b37c15d891f0bd5d13f036a30_2.jpeg

Những người sống thọ chắc chắn sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt, ngược lại mất ngủ sẽ không chỉ gây hại sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Vậy một người tuổi thọ ngắn đi ngủ sẽ có những dấu hiệu gì?

Người tuổi thọ ngắn khi ngủ thường có 6 đặc điểm chung

Thứ nhất, khó chìm vào giấc ngủ. Ở người khỏe mạnh, họ chỉ mất khoảng 15-30 phút để chìm vào giấc ngủ say. Nhưng nếu bạn không thể ngủ trong vòng 30 phút bạn nên tìm ra giải pháp càng sớm càng tốt. Mất ngủ lâu dài sẽ dẫn đến sự suy giảm miễn dịch, đồng thời tăng nguy cơ tiểu đường và ung thư.

Thứ hai, thường xuyên tỉnh giấc vào nửa đêm hoặc sáng sớm. Điều đó không chỉ cho thấy chất lượng giấc ngủ suy giảm mà còn có thể là dấu hiệu của bệnh tật, như chức năng tuyến giáp hoạt động quá mức, ung thư... Các bệnh này đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến tình trạng tỉnh giấc vào nửa đêm hoặc thức dậy sớm.

20210803145619_b334505b37c15d891f0bd5d13f036a30_1.png

Thứ ba, khi ngủ luôn có hiện tượng chuột rút ở bắp chân, tê cứng, thậm chí đau nhức. Đừng chỉ đơn giản cho rằng bạn thiếu canxi, có một bệnh lý khác mà bạn cần phải chú ý đó là bệnh lý mạch máu. Sau tuổi 45, mạch máu ở chân rất dễ bị xơ vữa động mạch, đàn hồi của mạch máu cũng sẽ giảm. Khi ngủ, do nhiệt độ không khí về đêm thấp, rất dễ xuất hiện tình trạng chuột rút và các triệu chứng khó chịu khác.

Thứ tư, khi ngủ luôn cảm thấy đau ngực, tức ngực, cần cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim. Với người sau 45 tuổi thì càng phải chú ý để bảo vệ sức khỏe của tim, nếu thường xuyên cảm thấy tức ngực, đi kèm cảm giác mệt mỏi một cách bất thường, bồn chồn, lo lắng một cách vô cớ... thì bạn nên nhờ người thân đưa đến bệnh viện gấp để phòng tránh nguy cơ đột tử giữa đêm.

Thứ năm, khi ngủ luôn cảm thấy chóng mặt, đau đầu, cần phải cảnh giác với bệnh lý mạch máu não.

Thứ sáu, khi ngủ luôn xuất hiện tình trạng ho, khạc đờm, khó thở, cần cảnh giác với bệnh phổi đang đến gần, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, ung thư phổi...

Sau 40 tuổi, có 4 điều quan trọng mà bạn nên ghi nhớ:

- Ngủ ngon là điều quan trọng để có sức khỏe tốt khi bạn già đi. Muốn ngủ ngon nên có thói quen ngủ đủ giấc và không thức khuya.

- Không hút thuốc và uống rượu trước khi đi ngủ.

- 30 phút sau khi ăn tối, tập thể dục hợp lý sẽ giúp cải thiện giấc ngủ.

- Điều trị tích cực các căn bệnh đang có để có thể ngủ ngon hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại