Tăng chóng mặt
Thừa cân, béo phì được biết đến như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng không những ở các nước phát triển mà ngay cả ở những nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh.
PGS Lê Bạch Mai - Nguyên viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tại Việt Nam những thay đổi về ăn uống và lối sống đã khá rõ nét trong mấy năm trở lại đây và được phản ánh qua kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2010.
Mặt khác, do điều kiện sống thay đổi, điều kiện đi lại, điều kiện làm việc hiện nay đã gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì. Thừa cân, béo phì luôn đi đôi với bệnh tật đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm.
PGS Lê Bạch Mai cho biết, năm 2005, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở người trưởng thành ở nước ta từ 25 đến 64 tuổi theo phân loại của WHO với mức BMI lớn hơn hoặc bằng 25 là 6,6 %, tỷ lệ ở dạng tiền béo phì với 25 < BMI > 30 là 6,2 %, béo phì độ I là 0,4 % và không có béo phì độ 2.
Tuy nhiên, 10 năm sau đến năm 2015 nghiên cứu lại thì tỷ lệ này thay đổi đến chóng mặt.
Tỷ lệ người trưởng thành thừa cân béo phì là 15,6 % cao gấp 2,5 lần so với năm 2005 tỷ lệ người béo phì tăng gấp 4 lần so với năm 2005 và xu hướng thừa cân béo phì ở nữ cao hơn ở nam.
PGS Mai cho biết, tỷ lệ người trưởng thành có khối mỡ cao xu hướng tăng dân theo tuổi và nữ luôn xảy ra tình trọng đọng mỡ nhiều hơn nam.
Ăn nhiều, ít vận động
PGS Mai chỉ ra các yếu tố dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì đó là chế độ ăn thức ăn động vật làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì theo chỉ số BMI từ 2 đến 2,6 lần.
Thói quen ăn uống ngoài gia đình, tiêu thụ các thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia là những yếu tố nguy cơ làm tăng thừa cân bép phì. Mức chi tiêu cho ăn uống càng cao thì càng dễ bị thừa cân béo phì.
Ăn nhiều thức ăn động vật lèm theo gia tăng chất béo bão hoà không chỉ lien quan đến thừa cân béo phì mà còn đủ các bệnh như tim mạch, ung thư.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn chất béo khoảng 20% tổng năng lượng ăn vào và nên ăn từ 300 gram chất xơ /ngày/người, 100 gram quả chín.
Chất xơ hoà tan bao gồm vỏ các loại hạt, protein có tác dụng giảm nguy cơ xơ vỡ động mạch qua tác dụng chuyển hoá lipit, lipoprotein và glucozo.
Mức độ hoạt động thể lực càng nặng càng làm giảm nguy cơ thừa cân béo phì đặc biệt đối với tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể cao. So với mức độ hoạt động thể lực trung bình thì lao động nhẹ làm tăng nguy cơ tích mỡ thừa từ 1,8 đến 2,1 lần.
Trong khi đó năm 2015, theo nghiên cứu thì gần 1/3 dân số ngước ta thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO.
Kết quả điều tra của STEPS tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam ít hoạt động thể lực là 28,7 % trong đó ở thành thị tỷ lệ này cao hơn là 36,9 %, nông thôn là 25,1 %.
Qua nghiên cứu của PGS Lê Bạch Mai và cộng sự thì các nhóm nghề nghiệp khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng thừa cân béo phì.
Đối tượng làm nông, lâm, ngư nghiệp có tỷ lệ thừa cân béo phì ít còn công nhân, người làm thủ công có cơ hội thừa cân béo phì tăng hơn.
Những người làm công việc nhẹ trong văn phòng có tỷ lệ thừa cân béo phì lên tới 34,6 %. Những người ở thành thị có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn ở nông thôn.
Người bị thừa cân béo phì có sự thay đổi bất lợi về các chỉ số hoá sinh như rối loạn chuyển hoá lipit máu, rối loạn chuyển hoá glucozo máu, tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường và một số bệnh ung thư.
PGS Lê Bạch Mai cho rằng, các nghiên cứu trên số liệu tại các bệnh viện đều cho thấy ở các bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não đều có liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì.