Theo lý luận chăm sóc sức khỏe và dưỡng sinh của Đông y cổ truyền, con người ta sống cần thuận theo sự vận động của âm dương ngũ hành (mộc hỏa thổ kim thủy), liên kết vạn vật trong tự nhiên như ngũ vị (chua đắng ngọt cay mặn) và ngũ sắc (xanh đỏ vàng trắng đen) với nhau thành một chuỗi thống nhất, gắn kết hài hòa.
Theo lý thuyết thì con người và vạn vật trong tự nhiên đều có sự kết nối khăng khít với nhau. Con người sống trong nhân gian, giữa trời và đất, hòa mình vào giữa thế giới tự nhiên, là một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ thế giới vật chất, dung hòa vào thiên nhiên đa màu sắc, phát triển cùng nhau dưới ánh mặt trời.
Vì sao việc chăm sóc ngũ tạng lại nên dựa vào âm dương ngũ hành?
Con người chính là linh hồn của vũ trụ, là tâm điểm để vạn vật cung cấp nguồn thức ăn, duy trì sự sống. Ngũ tạng của con người, có sự liên quan vô cùng mật thiết đến ngũ sắc của giới tự nhiên.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có 5 màu sắc được xem là nổi bật, phổ biến nhất được Đông y gọi là Ngũ sắc (xanh lá cây, đỏ, vàng, trắng, đen). 5 màu này kết nối với 5 cơ quan quan trọng nhất gọi là ngũ tạng.
Những màu sắc của thức ăn khác nhau, sẽ có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe. Mỗi một loại màu sắc, lại có tác dụng chăm sóc sức khỏe khác nhau, thuộc tính khác nhau và hợp với những cơ quan nội tạng, kinh mạch khác nhau.
Khi khẩu vị của bạn thèm một vị nào đó, đồng nghĩa là cơ thể đang cần chất mà nó đang thiếu. Nói một cách dễ hiểu, cơ thể thiếu chất gì, bạn sẽ thèm ăn chất đó. Thuận theo tự nhiên, tức là bạn muốn ăn gì thì cứ chọn ăn cái đó.
Ví dụ, khi dạ dày của bạn bị nóng, nếu bạn ăn thêm ớt hoặc gừng tươi, ngay lập tức sẽ cảm thấy càng nóng hơn, khó chịu. Ngược lại, trong thời điểm đó, nếu dạ dày không có vấn đề gì, thì ăn gừng hay ớt lại cảm thấy rất ngon, ăn vào càng thêm phần thư giãn.
Gừng và ớt đều là thực phẩm gia vị thuộc tính nóng, có tác dụng loại bỏ ẩm ướt và hàn lạnh. Vì thế trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên quan sát nhu cầu của cơ thể để bổ sung những chất bị thiếu hụt, khẩn trương thỏa mãn nhu cầu mà cơ thể cần. Hãy học cách phân biệt sự khác nhau giữa nóng và lạnh, giữa âm và dương trong thực phẩm.
Trong cuộc sống hàng ngày, có thể bạn sẽ thường nghe những bậc cao niên nói rằng, họ bị bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu, và rất thích ăn thịt mỡ. Điều này chứng tỏ, sở thích thái quá cũng sẽ gây ra bệnh, vì thế, bạn phải kiềm chế sở thích của mình, dù thích đến đâu, vẫn chỉ được ăn một lượng thích hợp, vừa phải, gọi là ăn đúng, ăn đủ.
Chăm sóc nội tạng theo màu sắc, cách làm cho âm dương cân bằng
Theo cuốn sách Đông y nổi tiếng nhất Trung Quốc "Hoàng Đế nội kinh", màu xanh dưỡng gan, màu đỏ dưỡng tim, màu vàng dưỡng lá lách, dạ dày, màu trắng dưỡng phổi, màu đen dưỡng thận. Biết được điều này là vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn các thực phẩm để ăn uống hàng ngày.
Lấy ví dụ đơn giản nhất về sự khác nhau giữa màu sắc của hạt đậu và tác dụng của nó đối với nội tạng để bạn dễ hình dung.
Đậu xanh tính ngọt vị mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tốt cho gan.
Đậu đỏ tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, loại bỏ chứng viêm sưng có mủ, có tác dụng kiện tì ích vị, lợi tiểu tiêu sưng, thông khí, giảm phiền não. Có tác dụng điều trị các chứng liên quan đến đi tiểu không thông, lá lách yếu, thủy thũng, hôi chân, vàng da. Đậu rổ có tác dụng thúc đẩy hoạt động của tim, vào kinh tim.
Đậu nành (vàng) có tinh lạnh nhẹ, tác dụng hoạt huyết thông tiện, giải độc trừ phong nhiệt, tích khí bổ lá lách, đi vào kinh lá lách.
Đậu trắng, còn gọi là đậu bát có tính bình, bổ trung ích khí, bổ thận kiện tì, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, sinh tinh tủy, giảm đau tiêu khát, giảm nôn ói, tiểu tiện nhiều lần, bổ sung canxi, tốt cho kinh phổi.
Đậu đen tính bình, điều trung kích khí, hoạt huyết giải độc, tiêu trừ chứng thừa nước gây phù thũng, tiêu khí lợi tiểu, giảm mồ hôi, tốt cho kinh thận.
Thực phẩm màu xanh dưỡng gan
Trong những thực phẩm màu xanh, đậu xanh và rau chân vịt được xem là 2 món ăn chăm sóc gan tốt nhất. Ngoài ra, các loại rau củ quả khác như súp lơ xanh, bầu, cần tây, tỏi tây, ớt xanh, rau cúc, rau diếp, cải bắp, cải mỡ, mồng tơi, rau dền xanh, củ cải, mướp đắng… cũng đều là thực phẩm tuyệt vời để chăm sóc gan.
(Ảnh minh họa)
Thực phẩm màu đỏ dưỡng tim
Các loại thực phẩm màu đỏ nói chung đều có tác dụng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của tim như đậu đỏ, khoai lang, cà rốt (hầu hết các loại thực phẩm màu đỏ đều có tác dụng bảo vệ mắt, lá lách, gan), ớt đỏ, táo đỏ, cà chua, táo gai, dâu tây…
(Ảnh minh họa)
Thực phẩm màu vàng dưỡng lá lách, dạ dày
Hầu hết các thực phẩm có màu vàng đều tốt cho lá lách, dạ dày, ví dụ như đậu nành, bí đỏ, táo vàng, lòng đỏ trứng, ngô…
(Ảnh minh họa)
Thực phẩm màu trắng dưỡng phổi
Thực phẩm tốt nhất cho phổi thường có màu trắng, ví dụ như đậu trắng, bí xanh, lê, củ cải, nấm ngân nhĩ, ngó sen, gạo, mì, đậu phụ, súp lơ trắng, măng, khoai tây…
(Ảnh minh họa)
Thực phẩm màu đen dưỡng thận
Thực phẩm màu đen rất tốt cho việc chăm sóc thận. Loại phổ biến nhất gồm có đậu đen, gạo đen, mè đen, mộc nhĩ, quả óc chó (dù không đen, nhưng là thực phẩm rất tốt cho thận), rong biển và các thực phẩm rau củ quả màu đen khác.
(Ảnh minh họa)
*Theo Health Sohu/Trung y Trung Hoa
Xem thêm:
Hướng dẫn bài tập vẩy tay: Vẩy hàng ngày, “bay” hết bệnh