Nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ Hoa Dung sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng: Gia Cát Lượng không thể gánh nổi

Minh Hằng |

Nếu mạo hiểm chọn Triệu Vân thay thế Quan Vũ trấn giữ đường Hoa Dung, Gia Cát Lượng sẽ không thể gánh nổi hậu quả nghiêm trọng có thể thay đổi hoàn toàn cục diện Tam Quốc.

Trong những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, quần hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ. Tuy nhiên, chỉ có 3 thế lực mạnh nhất vươn lên dẫn đầu, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Ba "ông chủ" đứng đầu lần lượt là Tào Tháo, Lưu BịTôn Quyền.

Ba thế lực chính trị mạnh nhất có những cuộc đấu trí nảy lửa, đồng thời có nhiều trận đánh kịch tính. Trong số này, có một trận đánh quyết định khởi đầu cho sự hình thành thế chân vạc nổi tiếng thời Tam Quốc. Đó là trận Xích Bích vào năm 208.

Trận Xích Bích có thể chia làm 3 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn đụng độ ban đầu ở Xích Vích dân tới sự rút lui của quân Tào về Ô Lâm trên bờ Tây Bắc của Trường Giang. Giai đoạn hai là thủy chiến mang tính quyết định và cuối cùng là giai đoạn tháo chạy của Tào Tháo về hướng Hoa Dung. Trận chiến này kết thúc với phần thắng nghiêng về liên minh Tôn - Lưu, còn Tào Tháo chịu thất bại và đánh mất cơ hội thống nhất thiên hạ.

Nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ Hoa Dung sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng: Gia Cát Lượng không thể gánh nổi - Ảnh 1.

Tào Tháo bị Quan Vũ chặn đường lui ở Hoa Dung.

Tào Tháo cùng với bại binh rút lui về phía đường Hoa Dung sau thất bại lớn trong trận thủy chiến. Do mưa nặng hạt nên đường rút lui càng trở lên lầy lội. Tào Tháo phải ra lệnh cho các binh lính, kể cả những người bị thương vác theo các bó cỏ để lấp đường. Hơn nữa, trên đường rút lui gặp nhiều khó khăn bởi liên minh Tôn – Lưu không ngừng truy đuổi cho tới tận Nam Quận.

Theo Tam Quốc diễn nghĩa, sau khi Tào Tháo bại trận, Gia Cát Lượng, quân sư hết lòng phò tá Lưu Bị, cho quân mai phục đột kích và thậm chí còn cố ý sắp xếp cho Quan Vũ chặn ở đường Hoa Dung, tuyến đường trọng yếu để tháo chạy từ Ô Lâm về Giang Lăng.

Nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ Hoa Dung sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng: Gia Cát Lượng không thể gánh nổi - Ảnh 3.

Tuy nhiên, Quan Vũ lại bất ngờ tha chết và thả cho Tào Tháo đi.

Sự việc sau đó diễn ra đầy bất ngờ. Dù thành công chặn đường lui của Tào Tháo, nhưng vì tình xưa nghĩa cũ nên Quan Vũ chấp nhận cho Tào Tháo một con đường sống. Nhờ may mắn này, Tào Tháo trốn chạy về phương Bắc và sau đó tiếp tục gây dựng nền móng vững chắc cho tập đoàn Tào Ngụy sau này.

Sự kiện tha chết cho Tào Tháo ở đường Hoa Dung cũng đánh dấu bước ngoặt lớn, khép lại trận Xích Bích với chiến thắng thuộc về phe Tôn – Lưu. Đồng thời cũng để lại nhiều nuối tiếc khi để vụt mất cơ hội tiêu diệt thế lực của Tào Tháo.

Nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ Hoa Dung sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng: Gia Cát Lượng không thể gánh nổi - Ảnh 5.

Nếu Triệu Vân thay thế Quan Vũ trấn giữ đường Hoa Dung sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng.

Câu hỏi đặt ra rằng, nếu Gia Cát Lượng cử Triệu Vân đi trấn giữ đường Hoa Dung thay cho Quan Vũ, kết quả sẽ ra sao?

Theo phân tích của các sử gia, nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ đường Hoa Dung, sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng, khiến Gia Cát Lượng không thể gánh nổi. Đặc biệt, ngay cả Lưu Bị cũng không giải quyết được hậu quả.

Nếu Triệu Vân thay thế Quan Vũ trấn giữ ở con đường trọng yếu này, chắc chắn võ tướng này có thể giết hoặc bắt sống được Tào Tháo. Hơn nữa, Triệu Vân nổi tiếng là võ tướng văn võ song toàn, biết dùng mưu lược trên chiến trường và tuân thủ quân lệnh. Nhưng nếu Tào Tháo rơi vào hai kết cục là chết hoặc bị bắt sống, sẽ gây ra 3 hậu quả lớn.

Hậu quả thứ nhất, nếu Tào Tháo tử trận

Nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ Hoa Dung sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng: Gia Cát Lượng không thể gánh nổi - Ảnh 6.

Tào Tháo tử trận sẽ gây ra nhiều bất lợi và nguy hiểm cho sự nghiệp chính trị của Lưu Bị.

Triệu Vân và Tào Tháo vốn không có mối giao tình gì. Do đó, nếu thay Quan Vũ trấn giữ ở đường Hoa Dung, Tào Tháo dù có cầu xin thì căn bản cũng sẽ không có tác dụng gì. Tàn quân của Tào Tháo khi đó đã chịu nhiều tổn thất, nhiều người bị thương, hiệu quả chiến đấu đương nhiên không cao. Trong khi đó, nếu Tào Tháo không chịu đầu hàng thì chẳng còn cách nào khác là phải chết trong trận truy đuổi này.

Tuy nhiên, một khi Tào Tháo chết trong trận chiến này, đây không phải là một tin vui cho Lưu Bị. Bởi lẽ, Tào Tháo vốn là trụ cột của Tào gia. Vì vậy, một khi ông tử trận, dù người kế vị là ai thì nhất định sẽ coi Lưu Bị là kẻ thù số một. Lúc bấy giờ, Lưu Bị sẽ rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, chặng đường lập nghiệp trong Tam Quốc đương nhiên cũng sẽ gặp nhiều cản trở.

Mặt khác, sở dĩ Tôn Quyền muốn liên minh với Lưu Bị như vậy để chống lại Tào Tháo, một đối thủ mạnh nhất lúc bấy giờ, và bảo vệ vùng đất ở Giang Đông. Do đó, một khi Tào Tháo chết, mối lo ở Giang Đông không còn, Tôn Quyền chắc chắn sẽ quay ra tấn công Lưu Bị, dẹp bỏ thế lực tiềm năng này.

Đến lúc đó, thế lực của Lưu Bị rất có thể sẽ bị Tào Ngụy và Đông Ngô liên thủ tấn công, cuối cùng dẫn tới diệt vong. Đây là kết cục mà Gia Cát Lượng cũng không thể gánh nổi.

Hậu quả thứ hai, nếu Tào Thào bị bắt sống

Nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ Hoa Dung sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng: Gia Cát Lượng không thể gánh nổi - Ảnh 8.

Dù Tào Tháo bị bắt sống ở đường Hoa Dung, Lưu Bị cũng phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.

Trên đường Hoa Dung, nếu Tào Tháo và tàn quân không dám tử chiến thì sẽ trở thành tù binh của Triệu Vân. Tuy nhiên, nếu Triệu Vân bắt sống Tào Tháo thì đây cũng sẽ không phải là kết cục tốt đẹp. Bởi con cháu của Tào gia có thể lợi dụng danh nghĩa của hoàng đế nhà Hán để yêu cầu Lưu Bị phải thả Tào Tháo.

Lưu Bị từ ngày đầu lập nghiệp luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, trung thành với nhà Hán. Do đó, ông sẽ phải tuân theo mệnh lệnh của hoàng đế nhà Hán là phải thả Tào Tháo. Tuy nhiên, một khi Tào Tháo được thả, vị quân chủ này chắc chắn sẽ phục thù bằng cách cố gắng hết sức để tiến đánh Kinh Châu. Lực lượng của Tào Tháo rất mạnh nên nếu trường hợp này xảy ra, Lưu Bị thậm chí không có cách nào để giải quyết hậu quả.

Hậu quả thứ ba: Làm chệch hướng mâu thuẫn và đổ lỗi cho Tôn Quyền

Nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ Hoa Dung sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng: Gia Cát Lượng không thể gánh nổi - Ảnh 9.

Tôn Quyền chắc chắn sẽ có cách để "đổ tội" cho Lưu Bị nếu Tào Tháo bị giết chết.

Trong trận đột kích ở đường Hoa Dung, nếu Triệu Vân bắt được Tào Tháo, Lưu Bị còn có cách đối phó khác. Đó là dâng tặng Tào Tháo cho Tôn Quyền, đồng thời lấy danh nghĩa của vị quân chủ của Đông Ngô để diệt trừ người đứng đầu Tào gia. Bằng cách này, Lưu Bị có thể làm chệch hướng cơn giận của nhà họ Tào.

Tuy nhiên, Tôn Quyền cũng không phải là một người bình thường. Ông thừa hiểu Tào Tháo có vai trò quan trọng ra sao trên bàn cờ chính trị Tam Quốc. Do đó, nếu bắt được Tào Tháo, Tôn Quyền cũng sẽ có cách để đẩy mâu thuẫn với Tào gia sang phía Lưu Bị. Tương tự như hậu quả thứ nhất, đến lúc này, toàn bộ cơn thịnh nộ đều hướng về phía Lưu Bị. Thế lực của Tôn Quyền ở Đông Ngô và gia tộc họ Tào sẽ liên quân tổng tấn công Lưu Bị.

Gia Cát Lượng là "trùm cuối" sắp xếp kịch bản ở đường Hoa Dung

Nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ Hoa Dung sẽ gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng: Gia Cát Lượng không thể gánh nổi - Ảnh 10.

Gia Cát Lượng sớm nhìn ra đường lui của Tào Tháo và cố tình sắp xếp Quan Vũ trấn giữ tại đường Hoa Dung.

Nhiều người cho rằng nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn giữ đường Hoa Dung thì chắc chắn sẽ bắt được Tào Tháo, bởi giữa hai người không có tình nghĩa xưa cũ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhận định này là sai. Bởi việc Tào Tháo có bị bắt sống hay giết chết đều nằm trong quyết định và tính toán của Gia Cát Lượng. Vì vậy, nếu vị quân sư kiệt xuất này căn bản không muốn giết Tào Tháo thì ngay cả phái Triệu Vân đi thay Quan Vũ thì Tào Tháo cũng không hề bị giết tại đường Hoa Dung.

Rõ ràng Gia Cát Lượng đã sớm nhìn ra kết cục của Lưu Bị nếu chọn Triệu Vân trấn thủ đường Hoa Dung. Sở dĩ Gia Cát Lượng bất đắc dĩ "mượn tay" Quan Vũ để tha chết cho Tào Tháo, bởi một khi vị quân chủ này quay về phương Bắc, các thế lực khác như quân Đông Ngô, quân Tây Lương sẽ không thể bành trướng phát triển. Đến lúc đó, Lưu Bị chiếm được Kinh Châu cũng sẽ không phải chịu sức ép từ thế lực phương Bắc và có thể tập trung đánh Ích Châu, bước đầu tạo thuận lợi thực hiện chiến lược "Long Trung đối sách" do Gia Cát Lượng đề ra.

Theo những ghi chép trong lịch sử, những tính toán trên của Gia Cát Lượng là hoàn toàn chính xác. Lưu Bị sau đó thuận lợi có được cả Kinh Châu và Ích Châu, củng cố thế chân kiềng thời Tam Quốc và cũng trở thành bên tham chiến có được nhiều lợi ích nhất sau trận Xích Bích nổi tiếng trong lịch sử.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sina, Baidu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại