Mỹ: Nghiên cứu thành công nuôi cấy bộ phận cơ thể bằng tế bào gốc

Thanh Tùng |

Các cơ quan bộ phận có thể được dùng để cấy ghép cho những người bệnh nặng trong vòng 5 năm, các nhà khoa học Mỹ đã cấy ghép thành công phổi sinh học ở heo lần đầu tiên.

Kết quả mới trong nghiên cứu tế bào gốc

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Texas (the University of Texas Medical Branch - UTMB) cho biết các bộ phận cơ thể được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nhanh chóng được các con vật thí nghiệm chấp nhận, và chỉ trong vòng hai tuần đã phát triển một mạng lưới mạch máu.

Những nỗ lực trước đó đã thất bại trong vài giờ cấy ghép vì các cơ quan đã không thể thiết lập mạng lưới phức tạp của các mạch cần thiết để duy trì sự lưu thông oxy và lưu lượng máu thích hợp.

Nhưng các thí nghiệm mới cho thấy phổi vẫn còn hoạt động hai tháng sau khi chúng được cấy ghép và động vật có độ bão hòa oxy 100%, có nghĩa là tất cả các tế bào hồng cầu đều mang oxy đi khắp cơ thể.

Phương pháp này có thể giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng hiến tặng nội tạng của Anh.

Có khoảng 7.000 người trong danh sách chờ đợi được hiến tặng trong đó có 350 trường hợp cần ghép phổi cho các tình trạng như xơ nang và khí phế thũng, có khoảng một phần tư sẽ tử vong trước khi tìm thấy tạng phù hợp.

Mỹ: Nghiên cứu thành công nuôi cấy bộ phận cơ thể bằng tế bào gốc  - Ảnh 1.

Giáo sư Joan Nichols, khoa nội tổng quát tại UTMB cho biết: "Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là cung cấp nhiều sự lựa chọn mới cho những người đang chờ ghép tạng."

"Một lúc nào đó, chúng ta có thể lấy tế bào gốc từ một người và sản xuất các cơ quan, mô phù hợp với cơ thể gốc, không cần ức chế miễn dịch để chúng có thể hoạt động theo cách bình thường."

Tiến sĩ Joaquin Cortiella, Giám đốc Phòng thí nghiệm kỹ thuật mô và tái tạo cơ quan tại UTMB nói thêm: "Tôi nói trong vòng 5 đến 10 năm nữa, bạn sẽ thấy được một người có phổi sinh học."

Mỹ: Nghiên cứu thành công nuôi cấy bộ phận cơ thể bằng tế bào gốc  - Ảnh 2.

Để phát triển các cơ quan trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học lấy phổi của một con heo riêng biệt, loại bỏ máu và các tế bào của nó bằng cách sử dụng một hỗn hợp đặc biệt của đường và chất tẩy rửa, để chỉ còn lại 'xương'.

Sau đó, họ tạo ra một loại cocktail chất dinh dưỡng và tế bào phổi từ con heo được nhận cấy ghép, và đặt nó trong một chiếc bồn chứa với bộ xương cơ quan.

Phổi phát triển trong 30 ngày và cấy vào bốn con heo được giữ sống trong 10 giờ, hai tuần, một tháng và hai tháng để xem các mạch máu đang phát triển như thế nào.

Tất cả những con heo nhận được phổi sinh học đều khỏe mạnh.

Mỹ: Nghiên cứu thành công nuôi cấy bộ phận cơ thể bằng tế bào gốc  - Ảnh 3.

Ngay sau hai tuần sau khi cấy ghép, phổi sinh học đã thiết lập mạng lưới mạch máu cần thiết cho phổi để tồn tại. Và không có dấu hiệu của quá nhiều chất lỏng trong phổi (được gọi là phù phổi), có thể gây suy hô hấp.

Hiện nay, phổi hiến tặng cần phải được điều chỉnh để phù hợp với kích thước của bệnh nhân, và người nhận phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để giảm nguy cơ thải ghép cơ quan.

Nhưng nếu cấy ghép bằng chính tế bào của chúng, các cơ quan sẽ không bị thải ghép bởi cơ thể.

"Chúng tôi đã có thể tạo ra mạch máu trong phổi tốt hơn nhiều mà trước đó chưa từng thực hiện được", tiến sĩ Cortiella nói thêm.

"Phổi sinh học có thể được thực hiện bất cứ lúc nào để một bệnh nhân không phải đợi cho đến khi một tạng phù hợp cho họ. Bạn có thể thực hiện điều này cho một bệnh nhi cũng như một bệnh nhân trưởng thành. "

Các bước tiếp theo sẽ giữ cho các con vật sống lâu hơn để phổi sinh học hoàn toàn trưởng thành nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng họ sẽ có thể bắt đầu thử nghiệm ở những bệnh nhân bị bệnh nan y trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Giáo sư Nichols nói thêm: "Đã mất rất nhiều trái tim và 15 năm nghiên cứu để giúp chúng tôi đạt được điều này, nhóm của chúng tôi đã làm được điều đáng kinh ngạc với ngân sách nhỏ và một nhóm người đáng kinh ngạc".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

*Theo telegraph

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại