Loại củ giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư nhiều người sợ ăn vào ngứa miệng

Mỹ Diệu |

Có vị ngọt nhẹ, chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, chất xơ, magie cùng các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng nhiều người lại ngại chế biến và ăn khoai sọ vì sợ bị ngứa.

Củ khoai sọ có lớp vỏ bên ngoài màu nâu và thịt màu trắng với những đốm tím bên trong củ. Khi nấu chín, nó có vị ngọt nhẹ và kết cấu tương tự khoai tây. Nó là một nguồn cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng khác tuyệt vời, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng, bao gồm cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu, sức khỏe đường ruột và tim mạch.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của củ khoai sọ quen thuộc với người Việt.

1. Giúp kiểm soát đường huyết

Mặc dù củ khoai sọ là một loại rau giàu tinh bột nhưng nó chứa 2 loại carbohydrate có lợi cho việc kiểm soát đường huyết: chất xơ và tinh bột kháng.

Chất xơ là một loại carbohydrate mà con người không thể tiêu hóa được, vì thế nó không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nó cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại carbs khác, ngăn ngừa đường huyết tăng vọt sau bữa ăn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều chất xơ - chứa tới 42g mỗi ngày - có thể làm giảm đường huyết khoảng 10mg/dl ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Khoai sọ cũng chứa một loại tinh bột đặc biệt được gọi là tinh bột kháng, mà con người không thể tiêu hóa, do đó không làm tăng đường huyết. Khoảng 12% tinh bột trong củ khoai sọ nấu chín là tinh bột kháng khiến nó trở thành 1 trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng này tốt nhất.

Loại củ giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư nhiều người sợ ăn vào ngứa miệng - Ảnh 1.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Chất xơ và tinh bột kháng trong khoai sọ cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều chất xơ có xu hướng mắc bệnh tim thấp hơn. Cụ thể, cứ tiêu thụ thêm 10g chất xơ mỗi ngày, nguy cơ tử vong do bệnh tim giảm 17%. Người ta cho rằng điều này một phần là do tác dụng giảm cholesterol của chất xơ.

Khoai sọ chứa hơn 6g chất xơ trong mỗi 132g khoai - nhiều hơn gấp đôi lượng có trong 1 khẩu phần khoai tây 138g - khiến nó trở thành một nguồn chất xơ tuyệt vời.

Khoai sọ cũng cung cấp tinh bột kháng, làm giảm cholesterol và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

3. Cung cấp các đặc tính chống ung thư

Củ khoai sọ chứa các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả khả năng giảm nguy cơ ung thư. Polyphenol chính được tìm thấy trong củ khoai sọ là quercetin, chất có thể gây chết tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư, theo các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.

Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi tác hại của các gốc tự do quá mức có liên quan đến ung thư. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất khoai sọ có thể ngăn chặn sự lây lan của một số tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt.

4. Hỗ trợ giảm cân

Khoai sọ là một nguồn chất xơ tốt, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều chất xơ có xu hướng có trọng lượng cơ thể thấp hơn và ít chất béo trong cơ thể hơn.

Điều này có thể là do chất xơ làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, giúp bạn no lâu hơn và giảm lượng calo bạn ăn trong suốt cả ngày. Theo thời gian, điều này có thể giúp bạn giảm cân.

Loại củ giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư nhiều người sợ ăn vào ngứa miệng - Ảnh 3.

5. Tốt cho đường ruột

Vì khoai sọ chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng nên nó có thể có lợi cho sức khỏe đường ruột. Cơ thể bạn không tiêu hóa hoặc hấp thu được chúng nên chúng vẫn ở trong ruột của bạn. Khí chúng đến ruột kết sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn.

Khi vi khuẩn đường ruột lên men các chất xơ này, chúng sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn nuôi dưỡng tế bào lót trong ruột và giữ cho chúng khỏe mạnh.

Lưu ý khi ăn khoai sọ

Củ khoai sọ không bao giờ được ăn sống. Loại rau này chứa một hợp chất có vị đắng gọi là canxi oxalat. Điều này có thể gây ngứa miệng và cổ họng nếu ăn sống nhưng an toàn khi ăn chín.

Để sơ chế củ khoai môn, bạn dùng dao gọt bỏ lớp vỏ dày dưới vòi nước chảy. Điều này giúp tránh bị dính từ hàm lượng tinh bột của nó. Đeo găng tay để bảo vệ tay khỏi bị kích ứng do canxi oxalat chưa nấu chín.

Nguồn và ảnh: Healthline, WebMD

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại