Theo đó, Senegal đã đặt mua 4 chiếc chiến đấu cơ L-39NG - phiên bản hiện đại hóa sâu của dòng máy bay huấn luyện phản lực L-39 nổi tiếng thế giới của Cộng hòa Séc.
Công ty Aero Vodochody Aerospace vui mừng loan tin rằng đây là hợp đồng xuất khẩu máy bay sản xuất mới đầu tiên của họ sau 20 năm bị gián đoạn. Những chiếc chiến đấu cơ thế hệ mới này vừa có thể dùng làm máy bay tấn công hạng nhẹ, vừa làm máy bay huấn luyện phản lực.
Hợp đồng ký với Senegal bao gồm cả việc huấn luyện phi công cũng như thợ kỹ thuật, cung cấp phụ tùng dự trữ, thiết bị bảo đảm mặt đất và các dịch vụ hậu cần kỹ thuật khác.
Được biết, hiện nay Không quân Senegal không hề có bất cứ chiếc máy bay phản lực nào. 2 chiếc L-39 vừa được nhìn thấy trong Lễ kỷ niệm Ngày Độc lập của nước này hôm 04/04 vừa qua là của Đội bay biểu diễn "Những chú ong Baltic" tới từ Latvia.
2 chiếc L-39 vừa được nhìn thấy trong Lễ kỷ niệm Ngày Độc lập của Senegal.
Senegal có một số máy bay tấn công nhưng đều là trực thăng có xuất xứ từ Nga như Mi-24/35 và Mi-17. Năm 2013, Công ty Embraer (Brazil) thông báo rằng Senegal có ý định đặt mua của họ 3 chiếc máy bay tấn công hạng nhẹ Super Tucano động cơ cánh quạt, tuy nhiên trên thực tế hợp đồng này vẫn chưa được ký.
L-39NG là phiên bản nâng cấp của dòng máy bay huấn luyện phản lực L-39, sử dụng nhiều vật liệu tiên tiến, được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại và động cơ mới.
Dòng máy bay này đang được giới thiệu như là một phương án thay thế hoàn hảo và tiết kiệm đối với những chiếc L-39 vốn vẫn đang được sử dụng với số lượng lớn trên toàn cầu bởi không quân nhiều quốc gia.
Trong đó, Không quân Việt Nam cũng sở hữu khoảng trên 30 chiếc máy bay huấn luyện phản lực loại này.
Năm 2015, Công ty Aero Vodochody Aerospace tuyên bố đã có 3 hợp đồng đặt mua L-39NG với LOM Praha, một công ty nhà nước của Cộng hòa Séc chuyên huấn luyện phi công chiến đấu cho Không quân nước này và không quân nhiều nước khác; Đội bay biểu diễn quốc tế Draken và Đội bay biểu diễn Breitling.
Giảng đường trên mây - Trung đoàn không quân 910