Bạn đã từng nghe nói đến bệnh HIV - một hội chứng bệnh đặc biệt nghiêm trọng bởi vì nó sẽ vô hiệu hóa dần dần cơ thể trong việc chống lại các loại bệnh tật. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.
Bài viết này giúp bạn nhận biết những dấu hiệu cảnh báo có thể nhiễm HIV, con đường lây truyền và những tình huống không lây nhiễm, từ đó nâng cao khả năng phòng tránh bệnh hiệu quả.
Bạn đã hiểu rõ về HIV?
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.
Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức đề kháng của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công, từ đó cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.
Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch.
Virus HIV sống bao lâu trong môi trường ngoài cơ thể?
HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vius này chỉ có thể sống trong dịch của cơ thể như máu, tinh dịch. Tuy nhiên, HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô đọng ở kim tiêm hay bất cứ vật gì đã dính máu người nhiễm HIV từ 2-7 ngày.
Do đó, nếu dụng cụ ngoáy tai có dính máu hay chất dịch của người nhiễm HIV thì virus có thể sống trong giọt máu đó 2-7 ngày.
Dấu hiệu mắc bệnh, con đường lây nhiễm và không lây HIV cần biết
Muốn biết bạn có phơi nhiễm HIV hay không, cách duy nhất là làm xét nghiệm
Theo tài liệu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, bạn không thể dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng để khẳng định mình mắc HIV. Cách duy nhất để biết chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không là xét nghiệm máu.
Theo Mạng lưới Y tế Cộng đồng Anh, đối với những trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm HIV, việc đầu tiên cần làm là tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo quy định, đồng thời uống thuốc kháng HIV (ARV) ngăn virus xâm nhập vào tế bào. Việc uống thuốc ARV ngăn ngừa HIV 100% nếu người bệnh uống trong vòng 24 tiếng sau phơi nhiễm. Còn nếu uống trong 72 tiếng thì hiệu quả sẽ giảm còn 52% và nếu uống sau 72 tiếng khi phơi nhiễm thì sẽ không có kết quả.
Nhiễm HIV thường được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDTs), phát hiện có hoặc không có kháng thế HIV. Hầu hết các xét nghiệm này cung cấp kết quả trong cùng ngày, điều này cực kỳ quan trọng và cần thiết trong việc chẩn đoán và phòng ngừa bệnh lây lan.