Hiếm gặp: Khối u dịch "trong suốt" tồn tại trong ổ bụng suốt 23 tháng

Ngọc Minh |

Một bệnh nhi 23 tháng tuổi mới được phẫu thuật nội soi cắt bỏ u nang bạch huyết trong ổ bụng.

Bệnh nhân Đ.D.M. Đ (23 tháng tuổi) đã phát hiện mắc u nang bạch huyết ổ bụng từ 7 tháng tuổi. Bệnh nhi vẫn được điều trị theo dõi tại Khoa phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức gần đây, u có biểu hiện tăng kích thước nên các bác sĩ đã quyết định cắt u bằng phẫu thuật nội soi.

Sau phẫu thuật 1 ngày cháu ăn uống bình thường và xuất viện sau 5 ngày.

TS.BS Nguyễn Việt Hoa - Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, u bạch huyết trong ổ bụng hay còn được gọi là dị dạng bạch huyết trong ổ bụng (Abdominal lymphatic malformation) là trường hợp hiếm xảy ra.

Tỷ lệ xảy ra u bạch huyết chỉ chiếm 5% tổng số về các bất thường bạch mạch, thường phát triển từ mạc treo ruột, mạc nối lớn, ống tiêu hóa, khoang sau phúc mạc.

"Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường không đặc hiệu. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: đau bụng, khối u bụng hoặc có thể có các dấu hiệu gián tiếp là tắc ruột, xoắn ruột, nôn, thiếu máu, xuất huyết tiêu hóa nếu khối u chèn ép hoặc chảy máu", bác sĩ Hoa nói.

Chẩn u nang bạch huyết ổ bụng có thể dựa vào siêu âm, cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ ổ bụng. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật được trong trường hợp các u nang lớn gây chèn ép, hoặc có dấu hiệu chảy máu trong u.

Các biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật: Chảy máu, nhiễm trùng, tắc ruột sau mổ, tái phát bệnh, rò bạch huyết sau mổ.

TS Hoa khuyến cáo: "Khi trẻ có những biểu hiện bất thường đau bụng, khó chịu, tắc ruột… nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và phát hiện sớm u nang bạch huyết trong ổ bụng.

Với những trường hợp bệnh nhân có kích thước u nang nhỏ cần được theo dõi và khám định kỳ tại cơ sở ngoại khoa có khả năng điều trị và hồi sức sau mổ".

Đọc thêm bài cùng tác giả Ngọc Minh, tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại