Sập giàn giáo rơi từ tầng 2 xuống, nạn nhân lưỡi gần đứt rời... được cứu sống

Ngọc Minh |

Bị rơi từ tầng 2 xuống đất khiến cho một phụ nữ làm phụ hồ bị vật sắc nhọn của xe chở vật liệu xây dựng cắt vào vùng cổ.

Bệnh nhân là Hà Thị P (39 tuổi, quê quán ở Tân Sơn, Phú Thọ) làm nghề phụ hồ, khi đang đẩy xe rùa chở vật liệu xây dựng ở trên tầng hai thì giàn giáo bị sập, cả người và xe rơi xuống đất ở tầng một.

Tai nạn khiến cho, bộ phân sắc nhọn của chiếc xe đẩy cắt vào vùng cổ của chị P, vết thương chảy máu rất nhiều, chị P được người làm cùng đưa ngay đi cấp cứu tại bệnh viện gần đó. Sau khi, bệnh nhân được bác sĩ mở khí quản cấp cứu và chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Bệnh nhân P, tới Bệnh viện Hữu nghị Việt trong tình trạng vết thương lột toàn bộ sàn miệng đứt rời ngang gốc lưỡi xuyên vào hạ họng. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, êkip trực đã chỉ định mổ cấp cứu cho bệnh nhân ngay trong đêm vì vết thương vùng cổ chảy máu nhiều, người bệnh nhợt có nguy cơ bị sốc.

Sập giàn giáo rơi từ tầng 2 xuống, nạn nhân lưỡi gần đứt rời... được cứu sống - Ảnh 1.

Bác sĩ Trực thăm khám cho bệnh nhân sau 6 ngày phẫu thuật, ảnh BVCC.

Ths.Bs Vũ Trung Trực, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức người trực tiếp tham gia kíp mổ cho biết, đây là một tai nạn hy hữu, vết thương cắt ngang qua vùng cổ đứt qua gốc lưỡi đến thành sau họng sát thành trước cột sống nhưng lại không gây tổn thương các mạch máu lớn nằm ngay bên cạnh.

Do vết thương rất rộng đã gây chảy máu khá nhiều. Qua kiểm tra, lưỡi tuy đứt gần rời ngang qua gốc, một bên mạch máu nuôi bị đứt nhưng vẫn còn một bên mạch nuôi dưỡng nên được khâu lại bảo tồn.

Theo bác sĩ Trực, công đầu tiên cứu sống bệnh nhân đó là của bác sĩ sơ cứu ở tuyến dưới. Nếu như bác sĩ không mở nội khí quả thì máu chảy vào phổi khiến cho bệnh nhân tử vong.

PGS. TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ cho biết, biến chứng đáng sợ nhất sau mổ những tổn thương này là áp xe vùng sàn miệng có nguy cơ lan vào lồng ngực làm bệnh nhân tử vong.

Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân P sau mổ 6 ngày, vùng cổ bớt phù nề, người bệnh thở êm, không có các dấu hiệu nhiễm trùng, sẽ được xem xét rút mở khí quản và ra viện sớm. Người lao động cần nâng cao ý thức an toàn để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Đọc thêm bài cùng tác giả Ngọc Minh, tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại