Những điều cần biết khi dùng nước mắm
Ngoài hương vị thơm ngon kích thích sự thèm ăn, kích thích tiêu hóa, nước mắm còn là một gia vị chứa nhiều chất bổ.
Trong nước mắm, ngoài muối mặn ra còn giàu chất đạm (dưới dạng axit amin). Theo nghiên cứu, nước mắm có tới 17 loại axit amin (lysin, treomin, valin, metionin, tritophan...). Do quá trình sản xuất không phải đun nấu nên trong nước mắm còn có nhiều các vitamin A, D, B1, B2, B12, PP...
Sử dụng nước mắm trong nấu ăn nên tránh việc đun nấu lâu. Nêm nước mắm vào thức ăn tốt nhất nên cho vào rồi nhắc ra khỏi bếp luôn. Một bát nước chấm được làm từ nước mắm với tỏi, đường, chanh, ớt (không qua đun nóng) luôn được coi là một món ăn nhiều giá trị dinh dưỡng.
Bát nước mắm chấm giàu dinh dưỡng, đẹp mắt.
Dùng mỳ chính thế nào cho có lợi?
Mỳ chính là một gia vị tốt, nó kích thích thần kinh vị giác, làm dạ dày tiết dịch dồi dào, tăng cường sự hoạt động của các men, do đó tăng cường sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể. Mỳ chính lại có khả năng cải thiện được trạng thái dinh dưỡng của tế bào, tăng lượng acetylcholin ở não, do đó có tác dụng với những người suy nhược thần kinh...
Để bột ngọt phát huy hiệu quả điều vị cao nhất, với các món xào, chiên…nên nêm bột ngọt trước 15 – 30 phút để bột ngọt ngấm vào nguyên liệu.
Đối với các món nước như canh, súp, có thể nêm bột ngọt sau khi nước sôi và gần tắt bếp, nhằm tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm biến đổi vị của món ăn và tại giai đoạn cuối của quá trình nấu, hương vị của món ăn ổn định hơn khi các thành phần tạo vị ngọt của thực phẩm như glutamate, nucleotide… được giải phóng gần như hoàn toàn.
Như vậy, để giúp món ăn ngon hơn, có thể nêm nếm bột ngọt tại các thời điểm phù hợp với từng món và với liều lượng phù hợp với khẩu vị của từng người.