Quy định quái đản về "lần đầu tiên" thử thách phò mã Thanh triều

Nguyễn Nhung |

Dưới triều Thanh, phò mã trước khi kết hôn với công chúa buộc phải “sống thử” với một cung nữ trong đêm đầu tiên. Đây là một cửa ải có vẻ khó mà không khó.

Trong xã hội phong kiến, kết thông gia với hoàng thất là chuyện xuất phát từ nhiều toan tính.

Dưới thời Tần, Tể tướng Lý Tư vì muốn quyền thế của mình ngày một vững chắc đã quyết định để các con trai, con gái của mình kết hôn với người trong hoàng thất. Điều này trên thực tế đã đem lại cho Lý Tư không ít lợi lộc.

Con trai của Hòa Thân là Phong Thân Ẩn Đức cũng tính toán và thực hiện nước cờ “một mũi tên trúng hai đích” bằng cách lấy hai con công chúa được Hoàng đế Thanh triều khi đó rất mực cưng chiều là Thập công chúa và Hiếu công chúa làm vợ.

Sau khi Hòa Thân bị giết, Phong Thân Ẩn Đức vì thân là phò mã nên được tha chết, nếu không cũng sớm phải xuống địa ngục làm bạn với cha.

Tuy nhiên, muốn được trở thành phò mã không phải là chuyện dễ. Trong xã hội phong kiến, môn đăng hộ đối là vấn đề rất được chú trọng. Muốn lấy công chúa là vợ, lẽ tất nhiên gia thế của nhà trai cũng phải ở mức tương đương.

Duy chỉ có Minh triều, quan niệm này có sự khác biệt. Các công chúa dưới thời Minh không được phép tuyển phò mã thuộc tầng lớp công tử con quan lại. Điều này nhằm đề phòng hiện tượng cấu kết giữa quan viên và bên trong triều đình.

Dưới thời nhà Thanh, những người muốn trở thành phò mã thậm chí còn phải trải nghiệm một thử thách khá quái gở, đó là phải qua đêm đầu tiên với một người khác không phải là công chúa.

Công cuộc thử nghiệm này đạt yêu cầu, người đó mới có thể lấy được cách cách làm vợ.

Thử thách này cụ thể là gì? Các phò mã dưới thời nhà Thanh phải làm thế nào để thỏa mãn các yêu cầu của triều đình và rốt cuộc, tại sao trước khi lấy vợ lại phải “sống thử”?


Một công chúa của triều Thanh chụp ảnh cùng cung nữ.

Một công chúa của triều Thanh chụp ảnh cùng cung nữ.

Người như thế nào có thể trở thành phò mã?

Hoàng đế muốn kén rể cho con gãi, lẽ hiển nhiên không thể làm qua quýt. Thông thường, người được tuyển chọn đều do Hoàng hậu, Hoàng thượng đích thân lựa chọn trong các quần thần.

Những yếu tố đầu tiên được quan tâm, đó chính là ngoại hình, diện mạo, tài cán và cuối cùng là tuổi tác của các “phò mã tương lai”.

Nếu được tuyển chọn, Hoàng thượng sẽ hạ chỉ, nhận được thánh chỉ, người đó phải lập tức vào cung tạ ơn.

Bên cạnh đó, Hoàng thượng cũng sẽ ban cho con rể tương lai một khoản tiền để sửa chữa phòng ốc để khi công chúa về nhà chồng sẽ có nơi ăn chốn ở đàng hoàng.

“Sống thử” cần làm những gì?

Sau khi công chúa Thanh triều chọn và xác định hôn nhân với phò mã, Hoàng hậu hoặc Thái hậu sẽ chọn ra một cung nữ vào vai “công chúa sống thử” để cùng công chúa thật về nhà chồng.

Trong đêm đó, cung nữ sẽ ngủ cùng giường với phò mã để “sống thử” trước khi cưới.

Đây chính là thời điểm thử thách phò mã. Vị “công chúa sống thử” sẽ liệt kê lại tất cả các biểu hiện của phò mã trong đêm đầu tiên, đến ngày hôm sau sẽ phái người về cung bẩm báo với Hoàng hậu hoặc Thái hậu.

Bằng cách này, những nhân vật điều hành hậu cung sẽ nắm được yếu tố sinh lý, tính cách… của người mà họ đã chọn cho con, cháu gái mình.

Nếu công cuộc sống thử đạt yêu cầu, công chúa sẽ chính thức xuất giá. Vị “công chúa sống thử” kia cũng sẽ ở lại bên phò mã làm thê thiếp.

C
Hình ảnh một công chúa Thanh triều trên phim truyền hình Trung Quốc.

Hình ảnh một công chúa Thanh triều trên phim truyền hình Trung Quốc.

Liệu có hiệu quả?

Mặc dù được Thái hậu hoặc Hoàng hậu đích thân tuyển chọn, những việc tuyển chọn cung nữ làm công việc này không hề đơn giản.

Để kiểm tra được phò mã, cung nữ đó ắt phải là người có kinh nghiệm dạn dày, thông minh, tinh tế và nhanh nhẹn. Tuy nhiên, chọn người để phục vụ phò mã, tuyệt đối không được chọn những cô gái đã từng được Hoàng đế “ban ân”.

Trong khi đó, nếu chọn một cô gái bình thường để “sống thử”, hẳn họ sẽ chẳng có đủ kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ, trừ khi được bề trên “chỉ điểm” hoặc mua sách về xem trước.

Vì thế, thông qua việc chọn cung nữ “sống thử” với phò mã, khó có thể có được kết quả đáng tin cậy. Những biểu hiện của phò mã có tốt hay không, rất khó có thể đánh giá một cách chính xác.

Thanh triều thực hiện chế độ “công chúa sống thử” thực ra là do lo sợ công chúa “lấy nhầm chồng”. Đây là việc đại sự nên không thể làm sơ sài cho phải đạo. Hình thức “sống thử” này có thể lý giải nhưng trên thực tế, hầu như nó vô tác dụng.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại