Lẹo mắt là vết sưng, đỏ giống như cục mụn, xuất hiện ở mí mắt. Thậm chí chỗ u lên có thể to hơn khi chứa đầy mủ.
Mí mắt có rất nhiều tuyến bã nhờn nhỏ, đặc biệt là quanh lông mi. Da chết, bụi bẩn hoặc tình trạng tích tụ dầu có thể làm tắc nghẽn hoặc ngăn chặn các lỗ nhỏ này. Khi một tuyến bã nhờn bị chặn, vi khuẩn có thể phát triển bên trong và gây ra triệu chứng mụn lẹo.
Triệu chứng của lẹo mắt
- Đau và sưng
- Nước mắt chảy nhiều hơn
- Một cục u cứng hình thành ở mi mắt
- Đỏ và rát
Nếu không gây đau, đó có thể là chắp mắt. Cách thức điều trị chắp mắt và lẹo mắt tương tự nhau nhưng thời gian chữa chắp mắt có thể kéo dài hơn.
Lẹo mắt thường sẽ biến mất sau khoảng 7 đến 10 ngày và dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng tại nhà.
1. Chườm ấm
Chườm ấm là cách hiệu quả nhất để điều trị chứng lẹo mắt. Nước ấm có thể giúp bạn làm tan mủ và làm cho mụn lẹo khô một cách tự nhiên.
Bạn nên làm ướt khăn mặt với nước ấm sau đó vắt nhẹ để khăn không quá ướt và nhỏ giọt. Đặt khăn ấm lên trên mắt trong vòng từ 5 đến 10 phút. Không nên vắt khăn quá kiệt nước. Bạn có thể thực hiện 3-4 lần/ngày.
2. Vệ sinh mí mắt
Bạn nên chọn loại dầu gội dành cho trẻ em với loại không làm cay mắt, và hòa với nước ấm. Sau đó, dùng miếng bông hoặc khăn mặt nhúng vào dung dịch này rồi nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn ở mí mắt. Bạn nên thực hiện việc này cho đến khi lẹo mắt biến mất.
Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch nước muối. Rửa mí mắt cũng có thể giúp vết tổn thương nhanh khô và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
3. Chườm túi trà
Thay vì sử dụng chiếc khăn lau mặt ấm, bạn có thể dùng một túi trà ấm. Trà đen sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho mắt vì nó có tác dụng giảm sưng và kháng khuẩn.
Bạn đun sôi nước rồi thả túi trà vào, giống như cách pha trà uống. Sau đó, bạn chờ trong vòng 1 phút để cho túi trà nguội hơn. Chườm túi trà trên mắt trong vòng 5 đến 10 phút. Bạn nên sử dụng 2 túi trà cho 2 mắt.
4. Uống những loại thuốc giảm đau
Bạn nên dùng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm nhẹ cơn đau, và nhớ đọc kỹ hướng dẫn để uống thuốc đúng liều. Nếu lẹo mắt trở nên to và đau hơn hoặc không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ.
5. Tránh trang điểm và đeo kính áp tròng
Bạn không nên trang điểm khi bị lẹo mắt, vì việc này có thể làm chậm quá trình lành lẹo mắt và thậm chí làm mắt bạn khó chịu hơn.
Hơn nữa, bạn có thể truyền vi khuẩn từ mắt này sang mắt khác thông qua chì kẻ mắt và cọ trang điểm. Thường xuyên vệ sinh cọ trang điểm và thay mới sau 3 tháng sử dụng.
Nếu đeo kính áp tròng, bạn nên thay thế bằng kính có gọng để tránh vi khuẩn bám vào tròng kính và lan rộng ra.
Bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh tại các hiệu thuốc. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa steroids để chữa trị lẹo mắt, bởi nó có thể gây các tác dụng phụ.
7. Mát-xa quanh vùng bị tổn thương
Bạn có thể xoa bóp khu vực bị lên lẹo và kết hợp với khăn lau mí mắt vết tổn thương nhanh khô hơn. Sử dụng tay sạch để mát-xa nhẹ nhàng vùng da. Một khi cục mụn bị vỡ, bạn hãy giữ nó sạch sẽ, tránh chạm vào mắt. Dừng mát-xa nếu bạn thấy đau.
8. Đi khám bác sĩ
Bác sĩ có thể kê một loại kem kháng sinh để điều trị vết nhiễm trùng. Đối với tình trạng viêm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid để giảm sưng. Còn khi vết lẹo mắt làm giảm tầm nhìn của bạn, bác sĩ có thể sẽ quyết định cho chích.
Bạn có thể nặn lẹo mắt không?
Đừng nặn và chạm vào lẹo mắt. Mặc dù nó khiến bạn khá khó chịu và muốn nặn ngay. Nhưng việc này gây ra nhiều vấn đề. Khi bạn nặn mủ ra ngoài thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan ra các vùng khác.
* Theo Healthline