Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa "ác mộng" ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh

Trang Ly |

Thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô thành lập khá nhiều căn cứ bí mật, sẵn sàng đáp trả Mỹ nếu "chiến tranh nóng" xảy ra.

"Thị trấn ma" Gudym từng là một trong những căn cứ quân sự bí mật hàng đầu của Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, căn cứ dùng để lưu trữ tên lửa hạt nhân đã bị bỏ hoang. Ngày nay, chỉ có du khách hiếu kỳ và những người yêu thích lịch sử ghé thăm vùng đất này.

Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 1.

Gudym (còn được gọi là Anadyr-1 hoặc Magadan-11) là cả một căn cứ quân sự bí mật của Liên Xô nằm ở bán đảo Chukotka ở vùng Viễn Đông của Nga ngày nay. 

Thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô bị nghi ngờ có đến hàng chục căn cứ bí mật, trong đó, thị trấn Gudym hoàn toàn khép kín: Không có tên trên bản đồ, không có chỉ dẫn đường đi, hoàn toàn "vô hình" và "vô danh" trước con mắt của nhiều người.

Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 2.

Được biết, thị trấn Gudym ra đời sau khi lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đe dọa Mỹ với lời lẽ nổi tiếng "Chúng ta thậm chí còn có tên lửa ở Chukotka". Ngay sau đó, vào năm 1958, quân đội Liên Xô thiết lập căn cứ bí mật này làm nơi lưu trữ tên lửa hạt nhân.

Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 3.

Trong nhiều năm, Gudym là nơi lưu trữ tên lửa đạn đạo tầm trung RSD-10 Pioneer mang đầu đạn hạt nhân, luôn sẵn sàng triển khai bất cứ lúc nào khi Chiến tranh Lạnh biến thành "chiến tranh nóng". 

Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 4.

Chiến tranh hạt nhân là kịch bản cả Mỹ và Liên Xô tính đến thời Chiến tranh Lạnh.

Do nằm ở vị trí "sát sườn" với Mỹ, RSD-10 Pioneer có tầm bắn rất xa, tới tiểu bang Washington, California và một số vùng của bang Nam Dakota. Tuy nhiên, mục tiêu chính của tên lửa là Kitsap - căn cứ hải quân lớn thứ ba của Mỹ gần Seattle. Do đó, Gudym được xem là hiểm họa to lớn đe dọa Bờ Tây nước Mỹ thời Chiến tranh Lạnh.

Có thể nói, thập niên 1950 và 1960, Mỹ bị ám ảnh về tiềm lực hạt nhân của Liên Xô. Đó là lý do, Washington từng bí mật triển khai máy bay trinh sát U-2 để do thám các căn cứ nghi ngờ là nơi sản xuất vũ khí hạt nhân cũng như "định vị" khả năng phòng thủ của hệ thống radar Liên Xô.

Ngoài căn cứ cất giấu tên lửa hạt nhân Gudym, Liên Xô còn có rất nhiều căn cứ ngầm, trong số đó phải kể đến căn cứ Zhitkur dưới lòng đất (thuộc khu vực Kapustin Yar); "thành phố vô hình" Krasnoyarsk-26...

Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 5.
Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 6.

Nhiều công sự ngầm mọc lên rải rác quanh thị trấn nhằm bảo vệ tính bảo mật của thị trấn trước con mắt dòm ngó của phương Tây.

Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 7.

Căn cứ này hoạt động cho đến năm 1987 khi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) quyết định loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân.

Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 8.

Năm 2002 thị trấn hoàn toàn bị quân đội bỏ rơi. Các công dân còn lại được tái định cư tại các thành phố Saratov và Engels ở phía tây nước Nga.

Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 9.
Căn cứ bí mật của Liên Xô: Ẩn chứa ác mộng ám ảnh Mỹ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 10.

Kịch bản cho một cuộc "chiến tranh nóng" xảy ra thời Chiến tranh Lạnh là điều không chỉ Liên Xô tính đến. Về phía Mỹ, nước này cũng xây dựng một cơ sở có tên Camp Century ở Greenland, nơi cất giấu 600 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, sẵn sàng bắn tới bất cứ địa điểm nào của Liên Xô NẾU chiến tranh hạt nhân xảy ra!

Có thể nói, cuộc đua về công nghệ, vũ khí, và không gian giữa Moskva và Washington thời này đã khiến cho Chiến tranh Lạnh "nóng" hơn bao giờ hết. 

"Di sản" từ cuộc đối đầu Xô-Mỹ vẫn còn dư âm đến tận ngày nay.

Bài viết sử dụng nguồn/ảnh: RBTH, Weird Russia

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại