"Nấm mồ" vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên

Trang Ly |

Trái Đất tồn tại những khu vực kỳ lạ đến nỗi khi nghe đến chúng, ta vẫn cảm thấy khó tin!

Trái Đất nơi chúng ta đang sống tồn tại những thứ kỳ lạ, bí ẩn có thể bạn chưa từng nghe đến. Từ những sinh vật sống bên ngoài không gian đến những loài có hình thù kỳ dị như ngoài hành tinh nơi đại dương sâu thẳm... Tất cả đều khiến những ai chứng kiến/nghe thấy phải thốt lên kinh ngạc.

Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 1.

Còn được gọi là hồ nước mặn (brine pool), các vùng hồ dưới đại dương này là vùng nước có độ mặn cao hơn rất nhiều so với vùng nước biển bao quanh nó. Chúng mặn đến mức, tàu ngầm có thể tự động nổi lên khỏi mặt nước nếu tiếp cận đáy của các hồ nước mặn này.

Không chỉ mặn, những hồ nước này còn chứa một lượng lớn khí độc là Mê-tan (CH4) và Hydro sulfua (H2S) với mùi trứng thối đặc trưng. Vì vậy, bơi trong khu vực này mà không có đồ bảo hộ có thể khiến con người mất mạng.

Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 2.

Tại sao brine pool lại mặn khủng khiếp và khắc nghiệt đến vậy?

Theo các nhà địa chất học, do hoạt động của các mảng kiến tạo nhiều triệu năm trước, một số vùng biển trên thế giới bị tách khỏi phần còn lại của đại dương. Nhiệt độ cực nóng đã khiến nước ở những vùng biển bị cô lập này bốc hơi. Kết quả để lại là lớp muối dày hàng km.

Khi mảng kiến tạo di chuyển lại, các vùng biển từng bị cô lập này lại hòa nhập lại với đại dương lần nữa. Lượng muối khổng lồ bị "khóa" nhiều năm đã hòa tan cùng với lượng nước biển mới khiến cho nước biển nơi này mặn hơn nhiều so với nước biển xung quanh.

Vì mặn và độc nên tại brine pool có rất ít sinh vật có thể sinh sống. Chỉ có ít vi khuẩn, sâu ống có thể tồn tại ở môi trường khắc nghiệt này. Điều này mở ra cho các nhà khoa học nhiều khám phá thú vị về khả năng tồn tại ở môi trường khắc nghiệt của sinh vật trên Trái Đất, từ đó mở ra những giả thuyết về sinh vật tồn tại bên ngoài Trái Đất.

Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 3.

Khu vực đó có tên Point Nemo. Theo các nhà khoa học, Point Nemo là điểm xa nhất (tính từ đất liền) trên Trái Đất. Do đó, nó còn được gọi là khu vực trên đại dương không thể tiếp cận.

Point Nemo nằm ở trung tâm của tam giác được tạo bởi 3 hòn đảo là Ducie, Motu Nui (một phần của chuỗi đảo Phục Sinh) và Maher gần Nam cực.

Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 4.

Vì sao lại tồn tại khu vực này? 

Giới thiên văn học vẫn thường gọi Point Nemo là "nghĩa trang không gian", bởi khu vực rộng lớn không có người sinh sống này là nơi các cơ quan vũ trụ trên thế giới thiết lập để các vệ tinh hết hạn sử dụng rơi xuống. 

Chỉ tính từ năm 1971 đến giữa năm 2016, ít nhất 260 tàu vũ trụ/vệ tinh của các cơ quan vũ trụ trên thế giới đã "chết" và lao có kiểm soát xuống Point Nemo.

Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 5.
Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 6.

Vantablack là một vật liệu nano tối hơn bất kỳ chất nào khác trên Trái đất. Được các nhà nghiên cứu thuộc Surrey NanoSystems - nhà cung cấp thiết bị công nghiệp Anh - phát triển, Vantablack có khả năng hấp thụ 99,98% ánh sáng chạm vào bề mặt của nó.

Điều này có nghĩa là mắt người không hề thấy gì khi nhìn vào Vantablack. Đó là lý do người ta ví rằng, Vantablack là "phiên bản thu nhỏ" của lỗ đen ngoài vũ trụ.

Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 7.
Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 8.

Đó là ngọn núi lửa Kawah Ijen ở Indonesia. Thay vì phun ra dung nham màu vàng như các ngọn núi lửa khác, Kawah Ijen lại cho ra loại dung nham có màu sắc sắc sỡ hiếm có.

Theo giải thích của các chuyên gia thuộc Tạp chí khoa học của Viện Smithsonian (Mỹ), màu sắc xanh và tím này xuất hiện trong quá trình phun trào dung nham, một lượng lớn khí lưu huỳnh xuất hiện và khi khí này bắt lửa, nó cháy tạo thành các màu sắc khác lạ cùng dòng dung nham nóng nghìn độ C.

Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 10.
Nấm mồ vô hình dưới đại dương: Mất mạng nếu bơi vào, khiến tàu ngầm tự động nổi lên - Ảnh 11.

Aerogel là vật liệu siêu nhẹ được làm từ gel và khí. Nó được đặt biệt danh là "khói đông lạnh" hoặc "đám mây rắn" bởi dáng vẻ có phần nhẹ nhàng, thanh tao của nó.

Các nhà khoa học đã tạo ra hơn 10 công thức cho các loại aerogel khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một quá trình: Trộn hóa chất với nhau, để chúng lắng xuống thành keo đặc và sau đó hút hết chất lỏng ra. Kết quả, được một chất có mật độ cực thấp, với thành phần chiếm đến 99% không khí.

Bài viết sử dụng nguồn: Business Insider

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại