Cận cảnh trái tim đập mãnh liệt ngoài lồng ngực mỗi khi cô bé 7 tuổi cười

Hoàng Hương |

Lúc mới chào đời, bác sĩ từng cảnh báo rằng Visaviya có thể sẽ chết. Nhưng 7 năm sau, cô bé vẫn sống với trái tim gần như nằm ngoài lồng ngực, thậm chí có thể chạm tay vào được.

Trong một đoạn video dài hơn 43 giây vừa được đăng tải trên trang Youtube với tựa đề "Chiến binh Virsaviya", cô bé 7 tuổi Visaviya Borun đến từ Florida (Mỹ) đã khiến mọi người kinh ngạc với hình ảnh trái tim đập liên hồi bên ngoài cơ thể vì mắc một hội chứng bẩm sinh hiếm gặp. 

Mỗi khi cô bé cười thành tiếng, trái tim lại như bị đẩy ra khỏi lồng ngực vốn chỉ được bao phủ bởi một lớp da rất mỏng. Mẹ của cô bé còn chạm trực tiếp vào trái tim này khi cô bé đang nằm chơi trên giường.

Đây không phải là lần đầu tiên Visaviya "'làm trò' với quả tim của mình. Trước đây, mẹ Virsaviya cũng thường xuyên đnăg hình ảnh trái tim của cô con gái lên Instagram.

Cận cảnh trái tim đập mãnh liệt ngoài lồng ngực mỗi khi cô bé 7 tuổi cười - Ảnh 1.

Cô bé Virsaviya đã được chẩn đoán mắc hội chứng Ngũ chứng Cantrell hay còn gọi là Tim lạc chỗ.

Ngay từ khi mới sinh ra ở Nga, cô bé Virsaviya đã được chẩn đoán mắc hội chứng Ngũ chứng Cantrell hay còn gọi là Tim lạc chỗ.

Do đó, trái tim của cô bé nằm bên ngoài lồng ngực và chỉ được bảo vệ bởi một lớp da mỏng.

Phần lớn trẻ mắc hội chứng này đều tử vong trước khi sinh hoặc chỉ sống được vài ngày sau khi sinh. Phần ruột của cô bé cũng nằm ngoài cơ thể, trường hợp này được ước tính xảy ra ở 5,5/1 triệu trẻ mới sinh.

Năm 2015, gia đình cô bé đã chuyển đến Florida vì điều kiện thời tiết ấm áp ở đây tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh của cô bé.

Lần đầu tiên trường hợp của Virsaviya được nhắc đến trước công chúng là vào năm 2015. Và câu chuyện của cô bé đã lan tỏa khắp thế giới.

"Cháu biết tại sao trái tim lại nằm ở bên ngoài. Bởi vì chúa Jesus muốn chứng tỏ ngài có thể tạo nên những điều đặc biệt giống như cháu", cô bé Virsaviya vui vẻ trả lời.

Gia đình hi vọng cô bé sẽ được phẫu thuật để đưa quả tim trở lại vị trí bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết hiện tại cuộc phẫu thuật chưa thể thực hiện vì huyết áp của Virsaviya quá cao.

Trước đó, bác sĩ từng cảnh báo rằng Visaviya có thể sẽ chết. Nhưng 7 năm sau, cô gái xinh đẹp vẫn tràn đầy sức sống, thích Beyonce, thích vẽ ngựa con và tham gia vào các lớp học nghệ thuật. 

Thời gian qua, mẹ của Virsaviya, một bà mẹ đơn thân đã kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng. Và quỹ quyên góp để giải phẫu cho cô bé đã nhận được khoảng 71.000 USD.

Trái tim của cô bé phập phồng mỗi lần cười khúc khích.

Hội chứng Ngũ chứng Cantrell

Ngũ chứng Cantrell (Pentalogy of Cantrell) là một hội chứng cực kỳ hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến bào thai đang trong giai đoạn phát triển và khiến trẻ em sinh ra với cơ quan nội tạng quan trọng như xương ức, cơ hoành, màng mỏng ngoài tim, thành bụng và tim.

Hội chứng này xảy ra ở nhiều cấp độ. Một số trẻ sơ sinh có thể bị các khiếm khuyết nhẹ, trong khi những trẻ khác có thể có những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng.

Một trong những trường hợp nguy hiểm nhất là trái tim nằm một phần hoặc hoàn toàn ngoài lồng ngực, nguy cơ tử vong sẽ là rất cao.

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng tim lạc chỗ vẫn chưa được tìm ra. Các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng hội chứng này xuất hiện có thể là do sự phân chia bất thường trong quá trình phát triển của mô phôi trong giai đoạn đầu mang thai.

Hầu hết những trường hợp mắc hội chứng này đều phải được chăm sóc một cách hết sức cẩn thận để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

* Theo Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại