Giáo sư Tiến sĩ Dương Kim Khuê (Yang Jinkui) Trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh là một chuyên gia nổi tiết chuyên nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường. Ông là người tiên phong trong việc hướng dẫn bệnh nhân phòng bệnh thông qua các kênh truyền thông.
Theo thống kê, trong 10 nghìn người thì có 1,2-1,5 người bị cắt bỏ chân do liên quan đến bệnh động mạch ngoại vi mỗi năm tại Trung Quốc, đây hầu hết những người có bệnh tiểu đường.
Lý do cắt cụt chân là do thiếu lưu lượng máu ở chi dưới, gây ra bởi nhiễm trùng hoặc tử vong mô ở vùng chân không thể chữa lành.
Kết quả thống kê tại Trung Quốc cho thấy, mỗi năm có thêm 150 nghìn người bị khuyết tật mới liên quan đến bệnh tiểu đường.
Những người có nguy cơ bị cắt cụt chân
1. Người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát được
Người bị đường huyết cao, huyết áp cao có nguy cơ lớn nhất sẽ phải cắt bỏ các ngón chân, bàn chân hoặc thậm chí là cả phần chân. Đây là do sự kiểm soát đường huyết kém, dễ dẫn đến các biến chứng khác nhau gây ra.
2. Người bị các biến chứng của bệnh tiểu đường
Đối tượng này là những người có bệnh thần kinh và bệnh động mạch ngoại vi dẫn đến đái tháo đường, một trong những nguyên nhân trực tiếp bị cắt cụt chân.
3. Người loét chân
Người bị đái tháo đường nhưng để chân và bàn chân bị loét da, nhiễm trùng và tổn thương mô.
4. Người bị bệnh tiểu đường thường đi kèm bệnh khác
Khi bị tiểu đường kèm với bệnh động mạch ngoại biên, và bệnh thần kinh, làm cho vấn đề và triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Những yếu tố này có thể gây ra sự suy giảm nhanh chóng quá trình loét bàn chân và khó điều trị.
5. Người bệnh thần kinh do tiểu đường, mất ý thức
Bệnh nhân trong tình trạng này có lúc được đề nghị cắt bỏ chân với mục đích bảo vệ phần cơ thể còn lại của người bệnh, cách cuối cùng để duy trì và kéo dài sự sống.
Cách ngăn chặn việc bị cắt cụt chân
Phòng tránh việc bị cắt bỏ chân hoàn toàn có thể được ngăn chặn hoặc trì hoãn. Những người bị bệnh thần kinh, bệnh động mạch ngoại biên, hoặc mắc cả bệnh này cùng lúc cũng có thể thực hiện từng bước để bảo vệ đôi chân của mình.
Các bước phòng bệnh quan trọng nhất
Xét nghiệm mức đường huyết để tự duy trì đường huyết trong phạm vi tương đối bình thường. Bệnh nhân tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên. Nên xét nghiệm hemoglobin glycated để xem đường huyết trong ba tháng gần nhất.
Nên duy trì mức cân nặng (trọng lượng) phù hợp và khỏe mạnh, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên, tập thể dục là việc làm rất cần thiết. Mức tập tốt nhất nên duy trì 5 ngày/tuần, mỗi ngày 30 phút (hoặc 150 phút mỗi tuần) với cường độ vừa phải.
Lưu ý: Những hoạt động thể chất dễ gây chấn thương thần kinh thì không an toàn đối với người bị bệnh này.
Theo dõi các triệu chứng của bệnh thần kinh do tiểu đường, nếu các triệu chứng xảy ra, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm mới mong giữ được cơ thể khỏe mạnh.
Chăm sóc bàn chân hàng ngày phải được thực hiện triệt để, tự kiểm tra vết thương có xuất hiện ở chân hay không. Nếu có hoặc không kèm theo sốt hay ớn lạnh ở chân là dấu hiệu cần lưu tâm.
Việc tự kiểm tra hàng ngày đối với bệnh nhân tiểu đường là rất quan trọng bởi đôi khi bạn không cảm thấy đau đớn nên dễ bị bỏ qua các triệu chứng ban đầu.
Cần chăm sóc bàn chân khi bị đái tháo đường như đi giày và tất thích hợp để bảo vệ bàn chân một cách hợp lý. Thường xuyên rửa sạch và sấy khô bàn chân cẩn thận hơn so với người bình thường.
Giáo sư Tiến sĩ Dương Kim Khuê (Yang Jinkui) Trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh, Trung Quốc
*Theo Health/TT