Xu hướng chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn trẻ, hay chữa bệnh khi chưa bị bệnh đang là trào lưu thịnh hành tại Trung Quốc, đặc biệt trong giới trí thức và những người quan tâm tới sức khỏe dài hạn.
Hiểu được các cơ quan trong cơ thể hoạt động như thế nào, đòi hỏi của chúng là gì và chúng có nỗi sợ nào không là câu hỏi cần bạn trả lời.
Hãy lắng nghe chia sẻ của các bác sĩ về cách chăm sóc dạ dày và đường ruột, giữ khỏe bộ phận này là bạn đã có một tương lai trường thọ.
Dạ dày sợ nhất là lạnh, đặc biệt nhạy cảm với lạnh
Vì không thể nói cho bạn biết, nên dạ dày thường xuyên phải chống lại với cái lạnh, bao gồm cả thực phẩm và thời tiết tấn công mỗi ngày.
Theo bác sĩ Viên Thiếp, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Số 1 Nam Kinh (Trung Quốc), khi ông phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân dạ dày, chẳng hạn như cắt hoặc đốt, ông đều không dùng biện pháp gây mê. Bởi thực tế cho thấy, dạ dày không hề cảm thấy "đau" khi đụng tới dao kéo. Trong khi chúng vô cùng sợ lạnh.
Biết được điều này, bạn nên giữ thói quen duy trì cho dạ dày một môi trường ấm áp, bao gồm ăn những món ăn ấm, kiêng ăn lạnh quá mức. Giữ ấm vùng bụng khi thời tiết lạnh giá.
Bác sĩ Thiếp cho biết, khi dạ dày bị thực phẩm lạnh hoặc thời tiết tấn công sẽ bị kích thích mạnh, rất dễ bị co rút, gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
Vì vậy, hãy hạn chế ăn đồ lạnh, kể cả khi thời tiết nóng nực cũng không nên ăn các món quá lạnh, đông đá, hoặc món ăn thuộc tính hàn quá mức để tránh đau bụng, lâu dài gây ra bệnh dạ dày.
Đường ruột sợ nhất là uống thuốc bừa bãi
Bác sĩ Viên Thiếp cho rằng, việc lạm dụng thuốc chống viêm hay thuốc kháng sinh không chỉ làm hại đường ruột, mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng.
Con người từ khi sinh ra, trong suốt một quá trình dài, đường ruột sẽ dần dần xây dựng một môi trường ổn định và cân bằng về khí và chất với hành triệu vi khuẩn hoạt động để tương tác và cân bằng các chất, duy trì sức khỏe đường ruột.
Khi uống thuốc, đặc biệt là thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh sẽ khiến cho một số các vi khuẩn nội tại sẽ bị phá hủy, làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột, tạo thành bệnh viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh.
Bác sĩ Thiếp cho biết, bệnh viêm đường ruột do thuốc còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với các chứng viêm thông thường khác, vì chúng sẽ bắt đầu từ việc đau bụng đi ngoài, phát sốt, sau đó sẽ có hiện tượng giảm albumine, thiếu máu, nặng hơn có thể đe dọa tính mạng.
Bác sĩ Thiếp kể, nhiều bệnh nhân có nền tảng sức khỏe kém khi nhập viện, chỉ cần truyền thuốc vài ngày đã không "trụ" nổi.
Các bác sĩ phải dùng giải pháp "cấy vi khuẩn tốt" vào đường ruột để ổn định tình tình, sau đó mới có thể tiếp tục điều trị.
Đường ruột cần "hệ sinh thái sinh vật" phong phú, đa dạng và ổn định thì mới khỏe được.
*Theo Health/Sina