Bức mật thư "định mệnh" làm thay đổi cục diện Thế chiến I

Hoa Hướng Dương |

Bức điện Zimmermann bí ẩn sau khi được giải mã đã tiết lộ những thông tin động trời liên quan tới Thế chiến I. Chính nó đã làm thay đổi cán cân quân sự lúc bấy giờ.

Bức điện "định mệnh" làm thay đổi lịch sử thế giới


Bức điện thể hiện sự hiếu chiến và tham vọng của Đức. Ảnh: Internet.

Bức điện thể hiện sự hiếu chiến và tham vọng của Đức. Ảnh: Internet.

Thế chiến I đang dần đi vào hồi kết khi Anh phải đối mặt với thực tế về nguy cơ thua trận trong cuộc chiến tàu ngầm.

Năm 1917, Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế chống lại hàng loạt phương tiện của các nước thực hiện tiếp tế cho Anh. Trong số đó có Mỹ, một thế lực trung lập nhưng ngầm hỗ trợ Anh chống Đức.

Trong khi Đức ngày càng thể hiện sự hiếu chiến, người dân Mỹ vẫn ủng hộ chính sách trung lập, đứng ngoài cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Thế nhưng, một bức điện bí ẩn đã thay đổi tất cả, người Mỹ tức giận và cắt đứt quan hệ với Đức. Chỉ sau đó 4 ngày Mỹ đã tham chiến và đứng về phía Hiệp Ước (gồm Anh, Pháp, Nga) chống lại phe Liên Minh (gồm Đức, Áo - Hung và Bulgaria).

Chúng ta đều biết việc tham chiến của Mỹ về phía nào cũng đều thay đổi cục diện của cuộc chiến vì Mỹ là nước có đủ khả năng để làm điều này.

Có thể nói, "bức điện định mệnh" này đã làm cho cả thế giới phải thay đổi. Vậy, nội dung bên trong của nó là gì mà có thể khiến cho người Mỹ đang ở thế trung lập cũng không thể ngồi yên mà tham chiến?

Cuộc chiến mật mã sống còn trong Thế chiến I


Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson (1856-1924). Ảnh Internet.

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson (1856-1924). Ảnh Internet.

Trong Thế chiến I, để đảm bảo những thông tin tối mật không bị người ngoài phát hiện, mật mã học trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Mỗi quốc gia đều xem nó như là yếu tố sống còn trong việc truyền đạt thông tin quan trọng.

Mật mã học trở thành công cụ tối quan trọng trong cuộc chiến thông tin, song song việc mã hóa thì việc giải mã cũng trở nên quan trọng không kém.

Người Đức đã sử dụng rộng rãi một hệ thống máy rôto cơ điện tử, dưới nhiều hình thức khác nhau, có tên gọi là máy Enigma (nghĩa là "bí ẩn"), đây là tuyệt chiêu của quân đội Đức, một hệ thống vô cùng tinh vi và phức tạp.

Đây là bộ máy mã hóa cao cấp được Đức sử dụng trong cuộc chiến tranh thế giới này (Nó là đột phá lớn nhất trong lịch sử phân tích mật mã trong suốt một nghìn năm trở lại).

Các nhà mật mã học của Anh tại Bletchley Park bao gồm những tên tuổi lớn của ngành mật mã học như Gordon Welchman và Alan Turing (thuộc Trung tâm giải mã Công viên Bletchley) đã nghiên cứu tìm thuật toán nhằm giải mã bộ máy này.

Alan Turing là người sáng lập khái niệm khoa học điện toán hiện đại, đã góp công lớn trong việc phát triển các kỹ thuật phá mã hệ thống máy Enigma có tên: máy giải mã điện cơ Turing Bomb.

Máy giải mã Turing Bomb đọc được tới 156.000 tỉ kí tự phức tạp. Do đó, mỗi ngày, người Anh giải mã thành công khoảng 3.000 bức điện mật của quân đội Đức chỉ trong vài phút.

Các tướng lĩnh cấp cao của Anh được chỉ thị không được tiết lộ tin tức rằng mã Enigma đã bị phá. Người Anh đã nắm được chìa khóa thông tin của Đức.

Các nhà mật mã học của Hải quân Mỹ (với sự hợp tác của các nhà mật mã học Anh và Hà Lan sau 1940) đã xâm nhập được vào một số hệ thống mật mã của Hải quân Nhật góp phần quan trọng trong nhiều chiến thắng của Mỹ.

Có thể nói, cuộc chiến mật mã cũng chạy đua khốc liệt không kém những cuộc chạy đua vũ trang bên ngoài chiến trận. Người có được chìa khóa giải mã sẽ nắm được lợi thế thông tin nhằm chiến thắng đối phương.

Trong số các vụ giải mã nổi tiếng thời kỳ này, không thể không nói đến việc giải mã bức điện làm thay đổi cả lịch sử thế giới, bức điện Zimmermann.

Bức điện Zimmermann khiến Mỹ đối đầu Đức


Woodrow Wilson (1856-1924) (ngồi) quyết định tham chiến sau khi đọc nội dung bức điện Zimmerman. Ảnh minh họa Internet.

Woodrow Wilson (1856-1924) (ngồi) quyết định tham chiến sau khi đọc nội dung bức điện Zimmerman. Ảnh minh họa Internet.

Vào ngày 16 tháng 1 năm 1917, tình báo Anh thu được một bức điện của Arthur Zimmerman, Bộ trưởng ngoại giao Đức, gửi cho đại sứ Đức Heinrich von Eckardt tại Mexico.

Ngay sau đó, việc tiến hành giải mã được các chuyên gia tại đơn vị mật mã có tên "Phòng 40" thực hiện thành công.


Bức điện Zimmerman trước và sau khi giải mã. Ảnh Internet.

Bức điện Zimmerman trước và sau khi giải mã. Ảnh Internet.

Bức thư truyền cho đại sứ Eckardt một số chỉ thị mà ngày nay đã trở nên nổi tiếng: nếu nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến cùng với phe Đồng Minh, von Eckardt sẽ phải tìm đến Tổng thống Mexico và bí mật đề nghị thành lập một liên minh chiến tranh.

Đức sẽ hỗ trợ về quân sự và tài chính để Mexico tấn công Mỹ, và đổi lại Mexico sẽ được tái sáp nhập “những vùng lãnh thổ đã mất ở Texas, New Mexico và Arizona”.

Ngoài ra, von Eckardt còn được dặn phải dùng Mexico làm trung gian để lôi kéo Đế quốc Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến của Đức.

Như vậy nội dung của bức điện mà người Anh bẻ khóa được lại mang những thông tin tối mật về Mỹ, một cường quốc vẫn giữ thế trung lập.

Ngày 23 tháng 2, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Arthur James Balfour đã gửi nội dung bức điện này cho đại sứ Mỹ tại Anh, người sẽ chuyển cho Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson hai ngày sau đó.

Đến ngày 1 tháng 3, nội dung tai tiếng của bức điện này đã được đăng trên trang nhất của nhiều tờ báo Mỹ. Người dân Mỹ tức giận, thái độ trung lập trước đó đã không còn.

Quan hệ ngoại giao giữa Đức và Mỹ đã bị cắt đứt từ đầu tháng 2, khi Đức tiếp tục tiến hành chiến tranh tàu ngầm không hạn chế và bắt đầu săn các tàu của Mỹ trên Đại Tây Dương.


Thế chiến I đã bị thay đổi cục diện khi Mỹ tham chiến. Ảnh Internet.

Thế chiến I đã bị thay đổi cục diện khi Mỹ tham chiến. Ảnh Internet.

Tổng thống Woodrow Wilson chỉ mới thắng cử với khẩu hiệu “Ông đã giữ chúng ta ở bên ngoài cuộc chiến” đã dùng chính bức điện để thuyết phục Quốc Hội trang bị vũ khí cho thương thuyền nhằm ngăn cản tàu ngầm Đức.

Cùng với những vụ tấn công bằng tàu ngầm của Đức (Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, thậm chí đánh cả vào tàu Mỹ lúc này đang ở thế trung lập).

Dù lúc này quan hệ giữa Đức và Mỹ vẫn khá bình thường nhưng việc Mỹ ngầm giúp đỡ Anh chống lại Đức khiến Đức xem Mỹ là kẻ thù khó chịu, bức mật thư này cuối cùng đã khiến chính phủ Mỹ cân nhắc việc tham chiến.

Ngày 2 tháng 4 năm 1917, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã từ bỏ chính sách trung lập (chính sách không can thiệp) và yêu cầu Quốc Hội tuyên chiến với Đức và khối Liên minh Trung Tâm.

Mỹ đã gia nhập cuộc chiến cùng với phe Hiệp Ước sau đó bốn ngày cũng với tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ cũng như tuyên bố chiến tranh với Đức.

Thế chiến thứ I kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh (Đức, Áo - Hung, Bulgaria). Các chuyên gia đánh giá vai trò khi người Mỹ tham chiến là yếu tố góp phần thúc đẩy kết thúc cuộc chiến đẫm máu này.

Mặc dù lực lượng viễn chinh Mỹ tại châu Âu lúc bấy giờ còn yếu kém và quân đội Mỹ không đóng vai trò chủ đạo trong việc đánh thắng quân Đức trên chiến trường.

Nhưng với tiềm lực kinh tế rất lớn của mình cùng với các mối ràng buộc chính trị, kinh tế nhất là các khoản cho vay với Đức bị dứt bỏ thì sự tham chiến của Mỹ là một yếu tố cực mạnh có lợi cho phe Hiệp Ước.

Ngày nay, nhiều nhà sử học xem việc Mỹ tham chiến là không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ là thời gian và thời điểm.

Bức điện Zimmermann chính là ngòi nổ cho việc này, góp phần làm thay đổi cán cân quân sự và toàn bộ cục diện cuộc chiến.

*Tham khảo: History, Wikipedia

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại