Mưa gió, có sợ bị sét đánh trúng điện thoại chết hay không?

Hoa Hướng Dương |

Ngày nay, điện thoại di động trở thành một vật dụng cá nhân không thể thiếu của mỗi người. Thế nhưng nếu không sử dụng đúng lúc, đúng nơi, nó lại có thể tiềm ẩn nguy cơ chết người.

Một cô bé 11 tuổi có tên Arina sống ở Astrakhan Oblast, phía Tây Nam nước Nga đã thiệt mạng khi bị sét đánh lúc đang nhận một cuộc gọi của người thân.


Cô bé 11 tuổi có tên Arina sống ở Astrakhan Oblast, phía Tây Nam nước Nga. Ảnh internet.

Cô bé 11 tuổi có tên Arina sống ở Astrakhan Oblast, phía Tây Nam nước Nga. Ảnh internet.

Mới đây, một người dân ở Sóc Sơn, Hà Nội cũng bị sét đánh tử vong trước khu Công nghiệp Nội Bài khi đang sử dụng điện thoại di động.

Hay trường hợp anh Đoàn Văn Hùng (45 tuổi, ngụ tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) bị sét đánh trúng khi vừa câu cá vừa nghe điện thoại gây bỏng nặng.

Những sự việc thương tâm trên lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc sử dụng điện thoại trong những ngày mưa bão sắp tới.

Nước ta nằm ở tâm giông của châu Á và đây là 1 trong 3 khu vực có hoạt động giông sét mạnh nhất thế giới. Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philipine là những quốc gia mà Opera xếp vào “Bộ tứ quyền lực” trong việc sử dụng điện thoại di động.

Vì thế chúng ta cần có những kiến thức cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình.

Vậy có nên sử dụng điện thoại di động khi trời có sấm sét, mưa bão?


Có nên sử dụng di động khi trời có sấm sét? Ảnh minh họa.

Có nên sử dụng di động khi trời có sấm sét? Ảnh minh họa.

Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh - Viện trưởng viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) trao đổi trên Zing.vn:

"Tôi vẫn khẳng định vẫn có thể sử dụng điện thoại di động bình thường. Sóng điện thoại di động không thể hút sét.

Đồng thời sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động rất yếu, không đủ để trở thành cột hút sét giống như nhiều người nghĩ".

Tiến sĩ còn cho rằng, sự việc bị sét đánh khi sử dụng điện thoại di động chỉ là tình cờ. Đồng thời cho biết các chuyên gia nước ngoài họ cũng khẳng định sóng điện thoại di động là an toàn.

Ông cho rằng không phải cứ có sóng thì sẽ hút sét như quan niệm của rất nhiều người. Nhất là sóng điện thoại di động rất yếu, gần như không ảnh hưởng gì tới việc sét đánh trúng khi sử dụng.

Mặc dù vậy, khi chưa có một nghiên cứu khoa học cụ thể nào giữa việc sử dụng di động khi trời có sấm sét, chúng ta cũng nên tránh sử dụng điện thoại di động khi trời có mưa bão sấm sét.


Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, sóng điện thoại không phải nguyên nhân dẫn tới bị sét đánh. Ảnh Zing.vn.

Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, sóng điện thoại không phải nguyên nhân dẫn tới bị sét đánh. Ảnh Zing.vn.

Điện thoại có dây cố định thì sao?


Tuyệt đối không dùng điện thoại cố định khi có sấm sét. Ảnh tinmoi.vn.

Tuyệt đối không dùng điện thoại cố định khi có sấm sét. Ảnh tinmoi.vn.

Sử dụng điện thoại di động khi trời có sấm sét tuy không phải là nguyên nhân dẫn tới sét đánh nhưng ông cũng nói thêm về việc sử dụng điện thoại có dây cố định khi gặp thời tiết cực đoan này:

"Khi trời giông sét sử dụng điện thoại cố định có dây sẽ rất nguy hiểm. Sét có thể thâm nhập vào đường điện, cáp điện thoại và lan truyền khoảng cách xa. Kể cả đang ở trong nhà, bạn cũng có thể bị sét đánh theo con đường này".


Quan niệm điện thoại di động có sóng nên là thiết bị thu lôi là sai lầm! Ảnh minh họa.

Quan niệm điện thoại di động có sóng nên là thiết bị thu lôi là sai lầm! Ảnh minh họa.

Một số trường hợp, năng lượng tia sét không tiêu tán ngay tại chỗ mà truyền theo mặt đất, dây điện thoại hay ăng ten vô tình trở thành đường dẫn truyền cho tia sét từ bên ngoài vào trong nhà.

Phòng tránh sét đánh như thế nào?


Sắm sét tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm chết người. Ảnh minh họa.

Sắm sét tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm chết người. Ảnh minh họa.

Nếu đang ở ngoài trời: trường hợp không kịp chạy tìm nơi ẩn náu an toàn, cần tránh những nơi trú mưa dễ bị sét đánh như cây cối, trụ điện,... Tránh xa các vật dụng kim loại, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao hồ...

Bạn cần đến chỗ khô ráo, người ở vị trí càng thấp càng tốt (tay ôm cổ, nhón chân, không được nằm xuống đất, không được đứng thành nhóm đông)

Khi đi trên đường cần tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt... nhanh chóng tìm nơi trú ẩn chứ không nên tiếp tục di chuyển.


Làm gì khi trời có sấm sét. Ảnh Internet.

Làm gì khi trời có sấm sét. Ảnh Internet.

Nếu ở trong nhà: Đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.

Rút phích cắm các thiết bị điện như tivi, máy tính,...trước lúc có giông gần xảy ra nhằm tránh chập nổ hay là các nguồn dẫn sét từ bên ngoài vào nhà, đồng thời giữ khoảng cách an toàn ít nhất 1 mét với những thiết bị này

*Tham khảo: Opera.com, Zing, Tinmoi

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại