Chỉ 1 phút sai lầm chết người, Nga phải "ôm hận" trăm năm!

Hoa Hướng Dương |

Trong lịch sử, nước Nga từng trải qua những lần bị xâm lược và thật khó tin, trong trận sông Kalka, nước Nga đã phạm phải 1 sai lầm chết người!

Đế quốc Mông Cổ xâm lược nước Nga


Vó ngựa Mông Cổ vươn tới trời Âu xa xôi. Ảnh Internet.

Vó ngựa Mông Cổ vươn tới trời Âu xa xôi. Ảnh Internet.

Đế quốc Mông Cổ (tồn tai khoảng thế kỷ 13 đến 14) là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất thế giới. Ở thời đỉnh cao, đế quốc này chiếm tới 16% diện tích lãnh thổ thế giới.

Người Mông Cổ sinh ra trên các thảo nguyên bao la với cuộc sống gắn liền trên lưng ngựa đã khiến họ có những kỹ năng chiến đấu khó có dân tộc nào sánh kịp.

Bằng sức mạnh và sự tinh nhuệ, thiện chiến đế quốc Mông Cổ mở rộng từ các thảo nguyên Trung Á ra mọi hướng, trong đó có nước Nga rộng lớn mà trong đó mở đầu bằng trận sông Kalka (thuộc tỉnh Donetsk, Ukraina) diễn ra vào ngày 31 tháng 5 năm 1223.

Hoàn cảnh lịch sử của cuộc chiến


Một liên quân hùng hậu được thành lập chống lại quân Mông Cổ. Ảnh Internet.

Một liên quân hùng hậu được thành lập chống lại quân Mông Cổ. Ảnh Internet.

Năm 1219, nhằm trả thù cho việc sát hại các sứ thần, sau khi xâm lược châu Á, Thành Cát Tư Hãn đem quân xâm chiếm Đế quốc Khwarezmia trong 3 năm và khiến Đế quốc này sụp đổ.

Triết Biệt (một tướng tài nổi tiếng bách phát bách trúng, từng bắn thương Thành Cát Tư Hãn nhưng sau đó quy hàng và trở thành cánh tay đắc lực cho Thành Cát Tư Hãn) thỉnh cầu Thành Cát Tư Hãn cho phép tiếp tục viễn chinh.

Được Thành Cát Tư Hãn chấp thuận, Tốc Bất Đài và Triết Biệt dẫn quân vượt qua dãy Kavkaz, đánh bại một liên minh của các bộ tộc Kavkaz rồi lại đánh bại người Cuman.

Khả hãn Koten của người Cuman đào thoát đến triều đình của con rể là Mstislav Mstislavich của Galich.

Liên quân hùng mạnh được thành lập


Liên quân các thân vương Reus và Kiev. Ảnh Internet.

Liên quân các thân vương Reus và Kiev. Ảnh Internet.

Koten cảnh báo Mstislav Mstislavich: "Hôm nay quân Mông Cổ đã chiếm lãnh thổ của chúng tôi và ngày mai họ sẽ đoạt lấy của các con" do đó một liên minh với các thân vương Rus, trong đó có Mstislav III của Kiev được lập nên nhằm đối phó đạo quân Mông Cổ.

Trận chiến sông Kalka


Ban đầu, liên quân đẩy lùi được quân Mông Cổ. Ảnh Internet.

Ban đầu, liên quân đẩy lùi được quân Mông Cổ. Ảnh Internet.

Quân quân Mông Cổ lúc bấy giờ đóng tại bờ đông của sông Dnieper để chờ quân tiếp viện của Truật Xích (con trai cả này của Thành Cát Tư hãn) đang tiến hành chiến dịch quanh biển Aral. Không may, Truật Xích bị ốm nên không đưa quân tiếp viện tới được.

Nắm được hoàn cảnh của quân Mông Cổ, liên quân hùng mạnh tổ chức bao vây:

Từ phía Nam là các thân vương của Galich và Volhynia, trong khi các thân vương của Kiev và Chernigov tiến về phía bắc ngược theo sông, quân Kursk tiến từ phía đối diện. Đồng thời, người Cuman nỗ lực tấn công hậu phương của quân Mông Cổ.


Thân vương Kiev. Ảnh Internet.

Thân vương Kiev. Ảnh Internet.

Quân Mông Cổ bị bao vậy tứ phía, Triết Biệt phái 10 sứ giả đến chỗ Thân vương Kiev. Các sứ giả nói rằng người Mông Cổ không có thù hận với Rus và chỉ tấn công người Cuman nhưng Mstislav của Kiev hành quyết các sứ giả.

Sai lầm chết người


Quân Mông Cổ bị bao vây. Ảnh Internet.

Quân Mông Cổ bị bao vây. Ảnh Internet.

Mstislav Mstislavich cùng đồng minh Cuman của mình tấn công người Mông Cổ mà không chờ các đạo quân Rus còn lại.

Liên quân này đã đánh bại hậu quân Mông Cổ và truy kích quân Mông Cổ tới tận sông Kalka. Tuy nhiên quá hưng phấn khi đẩy lùi được đạo quân thiện chiến Mông Cổ, liên quân của Nga đã phạm một sai lầm chết người.

Tuy liên minh quân sự hùng mạnh nhưng không có sự gắn kết, mỗi người một ý nên tự hành động theo ý mình, không có sự thống nhất. Liên quân đã bị quân Mông Cổ tổ chức phản công và đánh bại liên quân ngay trên bờ sông Kalka, một số thân vương Rus bị chết.

Mstislav của Kiev buộc phải mở đường máu đến một trại kiên cố nhằm cố thủ. Quân Mông Cổ đang truy kích đuổi kịp quân của Mstislav của Kiev và bắt đầu vây trại.


Chiến thắng cuối cùng cho người Mông Cổ. Ảnh Internet.

Chiến thắng cuối cùng cho người Mông Cổ. Ảnh Internet.

Ba ngày sau, ông đầu hàng trước lời hứa về an toàn cho bản thân và binh sĩ.

Tuy nhiên, sau khi họ đầu hàng, người Mông Cổ tàn sát binh sĩ và hành quyết Mstislav của Kiev. Mstislav Mstislavich trốn thoát, còn người Mông Cổ trở về châu Á để hội quân với Thành Cát Tư Hãn.


Quân Mông Cổ ăn mừng chiến thắng. Ảnh Internet.

Quân Mông Cổ ăn mừng chiến thắng. Ảnh Internet.

Sử gia Robert Marshall mô tả cuộc tấn công như sau: "Phần còn lại trong chiến dịch của Tốc Bát Đài đi vào biên niên của lịch sử quân sự như một trong các phiêu lưu vĩ đại nhất của kị binh chiến."

Cuộc viễn chinh tới nước Nga là một trong những cuộc viễn chinh xa xôi nhất của quân Mông Cổ, tuy nhiên họ vẫn dành chiến thắng bằng sức mạnh tối cường lúc bấy giờ. Khẳng định sức mạnh của một đế quốc hùng mạnh bậc nhất lịch sử.

Nguồn: periklisdeligiannis, burnpit.legion.org, wikipedia

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại