Báo Mỹ: Không phải ông Trump, ông Putin mới là "ngư ông đắc lợi" trên chảo lửa Trung Đông

Hồng Anh |

Trong bài bình luận được đăng tải trên báo The Hill, tác giả Anna Borshchevskaya nhận định căng thẳng Israel-Iran sẽ là cơ hội lớn đối với "nhà hòa giải" Putin.

Xung đột Israel-Iran đang ngày càng nóng lên tại khu vực Trung Đông trong những tháng gần đây, và hai nước này thậm chí còn nã tên lửa vào các mục tiêu của đối phương hồi đầu tháng 5.

Những căng thẳng này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, có thể thấy rằng Tổng thống Nga Vladimir chính là "ngư ông đắc lợi" trong cuộc chiến này, cây bút của báo The Hill nhận định.

Theo đó, Moskva luôn coi những xung đột - bất kể các bên liên quan đến xung đột đó là bạn hay thù của Nga - là cơ hội, bởi Moskva có thể tranh thủ thời điểm các bên đang suy yếu để nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực. Như vậy, căng thẳng Israel-Iran hiện nay cũng là một cơ hội lớn đối với ông Putin.

Chắc chắn ông Putin sẽ không mong một cuộc chiến tranh xảy ra tại chảo lửa Trung Đông. Hơn nữa, với tình hình nước Mỹ vẫn đang 'loay hoay' để quyết định một chính sách hợp lý trong khu vực, Nga càng dễ chớp lấy thời cơ can dự và trở thành "nhà hòa giải" giúp các bên kiềm chế, tờ báo của Mỹ nhận định.

Đối với mâu thuẫn Israel-Iran cũng vậy. Moskva giữ lập trường trung lập trong vấn đề này, tuy nhiên trong thực tế, rõ ràng Nga nghiêng về phía Iran nhiều hơn, bởi hai nước này là các đối tác trong khu vực. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Nga-Israel lại có phần căng thẳng hơn trước.

Ví dụ, hồi tháng Hai vừa qua, Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi các bên "cần kiềm chế", nhưng không hề thừa nhận động cơ tiến hành vụ không kích được cho là chính đáng của Israel.

Sau khi Israel không kích sân bay quân sự T-4 của Syria hôm 9/4, nơi có các mục tiêu Iran, Moskva liền tuyên bố có thể sẽ bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Tuy nhiên, sau chuyến thăm Moskva của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, và sau khi Israel phát động chiến dịch quân sự tại Syria, ông Putin đã tạm hoãn thỏa thuận bán hệ thống S-300 cho Syria.

Điện Kremlin nhanh chóng khẳng định rằng chuyến thăm của ông Netanyahu không hề liên quan tới quyết định này, nhưng sau đó dường như Moskva lại thay đổi lập trường đối với Iran.

Ngày 17/5, nhân chuyến thăm Sochi của ông Assad, ông Putin đã tuyên bố rằng để Syria bắt đầu tiến trình chính trị, tất cả các lực lượng quân đội nước ngoài, trừ Nga, cần phải rút quân khỏi lãnh thổ Syria". Điều này có nghĩa là cả Iran cũng cần rút quân khỏi Syria.

Đặc sứ Nga tại Syria, ông Alexander Lavrientiev cho biết ông Putin muốn ám chỉ sự hiện diện quân sự của các nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và lực lượng phiến quân Hezbollah. Theo ông này, tuyên bố của ông Putin chỉ là một "phát ngôn chính trị", chứ Nga chưa hề có ý định buộc các nước khác rời khỏi Syria ngay lập tức.

Tuy nhiên tuyên bố của ông Putin vẫn bị Tehran kịch liệt phản đối.

Trong bối cảnh hiện nay, rất có thể ông Putin tạm thời sẽ không gây áp lực lên Iran một cách mạnh mẽ, nhưng sức mạnh của Iran - một đối thủ tiềm năng của Nga tại khu vực Trung Đông - một khi bị suy yếu đi sẽ trở thành lợi thế cho Moskva. Còn Israel biết tự lường sức và luôn nhận sự giúp đỡ của Moskva sẽ giúp cho Nga gia tăng vị thế trong khu vực.

Có thể hiện nây điều này chưa thể hiện rõ ràng, nhưng về lâu dài, đó sẽ là thách thức đối với chính quyền và chế độ chính trị của Israel. Chảo lửa Trung Đông luôn biến động và khó lường, do vậy, nếu Mỹ thực sự rút quân khỏi khu vực này, thì Nga sẽ có vị thế mạnh mẽ và vững chắc hơn nhiều so với trước đây.

* Bài viết được đăng tải trên báo The Hill của Mỹ, thể hiện quan điểm của tác giả Anna Borshchevskaya, một nhà nghiên cứu chính sách Cận Đông thuộc Viện Nghiên cứu Washington.

Israel tập kích tên lửa vào các căn cứ không quân của Syria rạng sáng nay 17/04/2018

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại