Bạn luôn trong tình trạng uể oải, khó thức dậy vào buổi sáng, đây chính là lý do!

Linh Chi |

Đôi khi những nguyên nhân của việc khó dậy và mệt mỏi vào buổi sáng lại xuất phát từ chính thói quen của bạn.

Cảm giác này khá quen thuộc với hầu hết chúng ta. Dù đi ngủ sớm và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, bạn vẫn cảm thấy ngủ không đủ và mệt mỏi mỗi khi phải thức dậy. Chúng ta thường đổ lỗi cho stress và bận rộn, tuy nhiên, đôi khi những nguyên nhân của việc khó dậy và mệt mỏi vào buổi sáng lại xuất phát từ chính thói quen của bạn.

1. Bạn không có kế hoạch cụ thể hàng ngày

Bạn luôn trong tình trạng uể oải, khó thức dậy vào buổi sáng, đây chính là lý do! - Ảnh 1.

Cơ thể chúng ta vận động theo nhịp sinh học (còn gọi là đồng hồ sinh học), chu kỳ này cũng quy định sự buồn ngủ hay tỉnh táo của cơ thể. Đi ngủ vào khoảng thời gian khác nhau mỗi đêm đồng nghĩa với việc chúng ta đang phá vỡ chu kỳ này, điều này có thể dẫn đến buồn ngủ và mệt mỏi vào sáng hôm sau. Đó là lý do tại sao chúng ta nên đi ngủ vào cùng một thời điểm nhất định mỗi tối.

2. Nuông chiều bản thân với giấc ngủ nướng cuối tuần

Bạn luôn trong tình trạng uể oải, khó thức dậy vào buổi sáng, đây chính là lý do! - Ảnh 2.

Nếu các ngày trong tuần bạn ngủ 5-6 giờ các ngày trong tuần, nhưng vào cuối tuần thời gian ngủ kéo dài gấp đôi, điều này có nghĩa là bạn đã phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Ngoài những rối loạn về giấc ngủ, loạn nhịp sinh học còn tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.

Để tránh các nguy cơ này, cố gắng đừng thay đổi thời gian thức dậy của bạn chênh lệch quá 1 giờ.

3. Đặt quá nhiều giờ báo thức

Thêm 15 phút cho mỗi lần báo thức sẽ không làm cho bạn tỉnh táo hơn mỗi sáng ngủ dậy. Mỗi lần lặp lại báo thức, bạn có thể rơi vào giấc ngủ sâu và cảm thấy mệt mỏi hơn khi thức giấc. Tốt nhất, chỉ nên đặt đồng hồ báo thức 1 lần để báo thời gian bạn phải thức dậy và tập luyện tinh thần cho chính mình.

4. Quá nhiều ánh sáng trong phòng ngủ

Bạn luôn trong tình trạng uể oải, khó thức dậy vào buổi sáng, đây chính là lý do! - Ảnh 3.

Nếu mắt phải tiếp xúc với bất kỳ ánh sáng nào, cơ thể sẽ phát sinh ức chế và kích thích sản xuất hormone mất ngủ melatonin. Phản xạ này xảy ra ngay cả ở ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo như tín hiệu Tivi, ánh sáng điện thoại di động. Do đó, tốt hơn hết là tắt tất cả các thiết bị điện tử trong phòng ngủ.

5. Bỏ bữa sáng

Bạn luôn trong tình trạng uể oải, khó thức dậy vào buổi sáng, đây chính là lý do! - Ảnh 4.

Bữa sáng giúp khởi động đồng hồ sinh học của cơ thể cho đến thời gian nghỉ ngơi buổi tối tiếp theo. Nếu bạn bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng muộn, cơ thể sẽ tăng mức cortisol - hormone gây stress.

6. Ăn quá nhiều tinh bột và đồ ngọt trước khi ngủ

Bạn luôn trong tình trạng uể oải, khó thức dậy vào buổi sáng, đây chính là lý do! - Ảnh 5.

Ăn trước khi ngủ không chỉ có hại cho cơ thể mà còn gây rối loạn giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn ăn các thực phẩm có lượng đường cao sẽ làm tăng mức cortisol trong cơ thể.

Do vậy, tốt nhất bạn nên tránh xa các đồ ăn như pizza, bánh ngọt và khoai tây 5 giờ trước khi ngủ.

7. Phòng ngủ lộn xộn

Bạn luôn trong tình trạng uể oải, khó thức dậy vào buổi sáng, đây chính là lý do! - Ảnh 6.

Một phòng ngủ lộn xộn cũng là cảnh báo rằng bạn không hoàn thành công việc trong ngày. Ngược lại, giường và phòng ngủ gọn gàng với ga giường ấm áp kích thích bạn đi ngủ sớm hơn. Để có một giấc ngủ ngon, hãy thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ thật gọn gàng.

8. Tắm nước nóng trước khi ngủ

Bạn luôn trong tình trạng uể oải, khó thức dậy vào buổi sáng, đây chính là lý do! - Ảnh 7.

Một cái gì đó ấm áp sẽ giúp bạn thư giãn và ngủ thiếp đi dễ dàng hơn, nhưng tắm nước ấm trước khi ngủ không mang lại tác dụng này. Lý do là, trước khi ngủ cơ thể sẽ giảm nhiệt độ, tắm nước nóng sẽ phá vỡ tín hiệu này và khiến cơ thể mất thời gian dài hơn để hạ nhiệt độ. Tốt nhất, bạn nên tắm trước khi ngủ từ 1,5 đến 2 tiếng.

*Theo Brighside

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại