Một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm dạ dày ngày càng phát triển là chế độ ăn uống hằng ngày. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng phát triển của bệnh đau dạ dày.
Thực phẩm nên và không nên đối với người viêm loét dạ dày
Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ bị hạn chế chức năng tiêu hóa thức ăn, vì vậy việc chọn thực phẩm phù hợp rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng như cơ thể.
Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau lá xanh, protein có ít chất béo, thực phẩm chứa flavonoid như trái cây và rau màu sáng và thực phẩm giàu chất xơ. Đừng quên uống nhiều nước và tiêu thụ sữa chua hoặc bổ sung sản phẩm sinh học probiotic.
Ngoài ra, người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần kiêng một số loại thực phẩm để không làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần tránh các thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm giàu chất béo, sôcôla thường làm kích thích dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng dạ dày; không sử dụng các loại nước uống có cồn, có gas hay cà phê, không uống sữa trong thời gian điều trị thay vào đó nên chọn các loại trà thảo dược, nước lọc; không nên ăn các loại gia vị cay nóng; Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu và có chứa nhiều muối như: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,...
Các sản phẩm cà chua như sốt cà chua hoặc nước ép.
Những thực phẩm cần tránh khi bị đau dạ dày.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Ngoài việc tránh các thực phẩm kích hoạt và tiêu thụ các thực phẩm thân thiện với viêm dạ dày, bản thân người bệnh cần tự xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì và bảo vệ sức khỏe. Thay đổi lối sống có thể giúp bạn chống lại bệnh viêm dạ dày.
Không ăn trước khi ngủ và làm việc ngay sau khi ăn. Ăn trước khi ngủ sẽ vô hình tạo áp lực và suy giảm chức năng dạ dày. Với những người bị viêm loét dạ dày, thức ăn sẽ bị lên men nếu không được tiêu hóa hết.
Điều này sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, gia tăng những cơn đau ở dạ dày. Bỏ hút thuốc lá, giảm stress, hạn chế hoặc tránh các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), giảm nguy cơ nhiễm Helicobacter pylori bằng cách thực hành vệ sinh hợp lý và các kỹ thuật chuẩn bị thức ăn an toàn để hạn chế tăng tiết acid dạ dày.
Những yếu tố vừa nêu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm dạ dày và dễ có nguy cơ tiến triển thành loét dạ dày. Bổ sung từ 6- 8 ly nước lọc mỗi ngày và tránh xa những đồ uống có hại trên vì có thể gây kích ứng thêm viêm dạ dày.
Bánh mỳ và tinh bột: mềm, dễ tiêu hóa và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid, làm giảm cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy.
Ngoài ra, trái cây, rau hay thịt, sữa và chất béo cũng cần được xây dựng khoa học để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân bị viêm dạ dày.
Lời khuyên của bác sĩ
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid. Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim,... để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50oC tốt cho tiêu hóa - hấp thu.