7 nguyên nhân điển hình gây viêm loét dạ dày: Biết sớm để phòng, từ đó không bị ung thư

Hoàng Hương |

Hiện nay, ngày càng có nhiều người bị viêm loét dạ dày. Các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn H.pylori sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 2 - 6 lần.

Viêm loét dạ dày thường phát triển ở các bức tường dạ dày hoặc ruột non. Hiện tượng này xảy ra do sự mất cân bằng của các dịch tiêu hóa.

Nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Nhưng cảnh báo thường gặp nhất là đau vùng thượng vị, những cơn đau thường sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, đau khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Cơn đau còn có tính chu kỳ, đau khoảng từ 2 - 8 tuần, kể cả không điều trị thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát.

Một số bệnh nhân xuất hiện ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

Biến chứng của các bệnh lý trên ở dạ dày mà không được điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Đây là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa.

Còn nguyên nhân gây ra bệnh cũng rất nhiều. Dưới đây là 8 lí do điển hình dẫn tới viêm loét dạ dày bạn cần phải cẩn trọng.

1. Di truyền

Một trong những nguyên nhân hay gặp nhất của căn bệnh viêm loét dạ dày là liên quan tới tiểu sử sức khỏe gia đình. Nếu có bất kỳ thành viên nào trong gia đình bị mắc bệnh, nguy cơ bị viêm loét dạ dày của bạn sẽ cao hơn nhiều.

2. Vi khuẩn H. pylori

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H.pylori có thể đi vào cơ thể thông qua nước uống và thực phẩm và tiếp đó chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non.

Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc hằng ngày như dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt…

7 nguyên nhân điển hình gây viêm loét dạ dày: Biết sớm để phòng, từ đó không bị ung thư - Ảnh 1.

3. Thức uống có cồn

Uống rượu ở mức an toàn sẽ không thể gây viêm loét dạ dày nhưng các chuyên gia sức khỏe cho rằng uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy trong dạ dày khiến dạ dày bị viêm, loét và xuất huyết.

4. Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid, hay còn được biết đến NSAIDs có thể gây viêm hoặc làm kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến loét. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày tá tràng.

5. Hội chứng Zollinger-Ellison

Đây là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày bị viêm loét. Hội chứng Zollinger-Ellison là một bệnh lý đường tiêu hóa rất hiếm gặp, gây ra do sự hình thành một hoặc nhiều khối u ở tụy hoặc tá tràng, gọi là u gastrin.

Các khối u này có thể lành tính hay ác tính, nhưng thường chiếm tỉ lệ 1/2 hay 2/3 là ác tính và gây ra sự gia tăng bài tiết hóc-môn gastrin, từ đó dẫn tới nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp lót.

7 nguyên nhân điển hình gây viêm loét dạ dày: Biết sớm để phòng, từ đó không bị ung thư - Ảnh 2.

6. Căng thẳng quá mức

Nhiều chuyên gia tin rằng căng thẳng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Điều này là do căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất axit trong dạ dày.

7. Ăn quá nhiều muối

Cơ thể nạp quá nhiều muối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm loét dạ dày. Một chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong vi khuẩn H. pylori, điều này sẽ làm cho chúng trở nên độc hại hơn.

* Theo Boldksy

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại