Bài tập 1: Bài tập giãn nở cơ thể
Tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng sàn hoặc thảm, chân duỗi thẳng để làm giãn cơ thể. Hít vào và thở ra thoải mái, thả lỏng cơ thể hoàn toàn. Hai tay xuôi theo thân, có thể xoa bụng để giảm cơn đau. Với động tác này nên thực hiện trong 10 phút là được. Bài tập giúp thư giãn đầu óc, giãn các cơ, giảm đau vùng bụng.
Bài tập 2: Kích thích tiêu hóa
Đứng ở tư thế thẳng, chân rộng bằng vai và đưa 2 tay thẳng lên trời. Đếm theo nhịp và từ từ ngồi xuống tay vẫn giữ ở tư thế thẳng đứng. Nhịp thở đều đặn nhịp nhàng, khi đứng lên hít vào và ngồi xuống thở ra.
Tập động tác này kiên trì trong khoảng 5-10 phút sẽ giúp kích thích hoạt động co bóp tiêu hóa thức ăn, hạn chế tích lũy mỡ thừa tại vùng bụng. Vừa giúp giảm bệnh đau dạ dày lại có thể giảm mỡ bụng, 1 động tác có 2 lợi ích nên mọi người có thể tập luyện thường xuyên.
Bài tập 3: Động tác xoa bụng
Ngoài các bài tập thể dục ở trên, một số động tác xoa nhẹ nhàng cũng giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng: Đặt 2 tay chồng lên nhau rồi xoa bụng nhẹ nhàng tại vị trí vùng thượng vị. Xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ vừa xoa vừa ấn nhẹ nhẹ để kích thích tiêu hóa.
Một số trường hợp có thể dùng ít dầu nóng xoa lên vùng bụng để nhiệt độ cao kết hợp với massage sẽ giúp giảm cơn đau nhanh.
Bài tập 4 : Động tác giữ tay, chân đạp
Tư thế nằm ngừa trên mặt phẳng sàn hoặc thảm, 2 tay giơ song song trước mặt rồi đưa một chân lên dùng tay giữ đầu gối khoảng 30 giây rồi lại bỏ xuống và tiếp tục với bên chân còn lại. Kiên trì tập liên tục khoảng 10 phút là được, cách này giúp cơ bụng săn chắc, dạ dày tiêu hóa thức ăn phòng ngừa những tổn thương dạ dày có thể gặp.
Bài tập 5: Động tác gập người
Tư thế đứng thẳng, 2 chân để rộng bằng vai, nhịp 1 đưa tay lên trời mắt nhìn theo tay, nhịp 2 từ từ cúi gập người xuống, tay chạm ngón chân cái, nhịp 3 tay đưa về tư thế để ngang vai và nhịp 4 trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác này 4 lần, 8 nhịp liên tục sẽ cải thiện bệnh nhanh chóng.
Lưu ý:
Nên kết hợp các bài tập với nhau thay đổi liên tục để rèn luyện thân thể, giúp cơ dạ dày chắc khỏe, kích thích tiêu hóa thức ăn.
Nên tập vào buổi sáng sớm hoặc sau khi ăn ít nhất 2 giờ.
Kiên trì tập luyện mỗi ngày, dành khoảng 30 phút đến 1 giờ để tập luyện cải thiện bệnh lý, tốt cho sức khỏe.
Cần tạo thói quen ăn uống đúng giờ, không ăn các loại thức ăn khó tiêu, các loại thức ăn chứa nhiều axit, tránh xa các chất kích thích.
Không nên ăn no trước khi đi ngủ, nếu đói chỉ nên uống 1 ly sữa ấm vừa có tác dụng xoa dịu, bảo vệ dạ dày vừa giúp ngủ ngon hơn.
Cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa stress, luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ chính là biện pháp hỗ trợ phòng bệnh đau dạ dày nói riêng và các căn bệnh khác nói chung.