3 món nên ăn và 3 món không ăn để tránh kích thích mầm bệnh ung thư ruột

Tiểu Vy |

Điều chỉnh chế độ ăn chính là giải pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh ung thư đường ruột.

Ung thư ruột kết là một trong những loại ung thư vô cùng phổ biến ở cả nam và nữ giới. Theo số liệu thống kê bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong vì loại ung thư này, chiếm 8,5% tổng số bệnh nhân chết vì ung thư, đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc (10%).

Bác sĩ He Weihua (Khoa Ung Bướu, thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc) cho hay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống.

Với sự phát triển của kinh tế xã hội, khẩu phần ăn của con người ngày càng trở nên đa dạng hơn, các món ăn như: Đồ nướng, các món lẩu, các món chiên - các món ăn này có đặc điểm chung là nhiều dầu mỡ, được chế biến ở nhiệt độ cao, ăn nhiều thức ăn như vậy thường sẽ tăng gánh nặng cho ruột.

3 món nên ăn và 3 món không ăn để tránh kích thích mầm bệnh ung thư ruột - Ảnh 1.

Hơn nữa, nhiều người có thói quen ăn ít rau và trái cây khiến lượng dinh dưỡng không cân bằng. Chính vì thế điều chỉnh chế độ ăn chính là giải pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh ung thư đường ruột.

Dưới đây là danh sách 3 món ăn cần tránh và 3 món nên ăn nhiều để phòng bệnh ung thư ruột.

3 món ăn cần tránh để phòng ung thư ruột

1. Đồ ăn cay

Ăn quá cay sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn nhưng thói quen ăn cay sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột. Tiêu thụ đồ cay trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột hơn.

Ngoài ra, vị cay cũng khiến thực phẩm nóng hơn bình thường. Trong khi đó, khoang miệng, thực quản và niêm mạc ruột chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 50-60 độ C. Nếu ăn thực phẩm cay nóng trong một thời gian dài có thể làm hỏng màng nhầy và gây viêm ruột cấp tính, táo bón, loét trực tràng… cuối cùng làm tăng nguy cơ ung thư.

3 món nên ăn và 3 món không ăn để tránh kích thích mầm bệnh ung thư ruột - Ảnh 2.

2. Thịt chế biến sẵn

Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thịt chế biến sẵn là thịt đã được hun khói, ướp, sấy khô hoặc các loại thịt đã được tẩm ướp gia vị để có lợi cho việc bảo quản. Các loại thịt đó bao gồm: thịt khô, giăm bông, thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích, cá ướp muối...

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định việc ăn các sản phẩm thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư ruột, thậm chí việc ăn 50g sản phẩm thịt đã qua chế biến mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên 18%.

3. Đồ chiên rán

Rất nhiều người yêu thích những món chiên rán như xúc xích chiên, gà rán… Nhưng thực tế là các món ăn này sẽ làm tổn thương ruột do chúng có chứa quá nhiều chất béo. Đặc biệt, nếu thịt được chế biến ở nhiệt độ cao, protein và axit amin có trong thịt sẽ bị nhiệt phân, đột biến và gây ra ung thư. Do đó, dù thực phẩm chiên rất ngon, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều.

3 món nên ăn và 3 món không ăn để tránh kích thích mầm bệnh ung thư ruột - Ảnh 3.

3 món ăn nhiều sẽ giúp phòng ngừa bệnh ung thư

1. Rau xanh, trái cây

Các loại rau quả xanh chứa rất nhiều độ ẩm và các chất xơ cenllulose rất có ích cho đường ruột và hệ tiêu hóa. Chúng giàu dưỡng chất chống oxy hóa, chất sắt, khoáng chất và vitamin giúp ngừa sự nhân lên bất thường của các tế bào ung thư trong ruột, nên từ đó ngăn ngừa ung thư ruột kết.

2. Khoai lang

Bất kỳ loại khoai lang nào cũng giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, góp phần thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Nhưng đặc biệt ở đây phải kể đến là loại khoai lang tím, bởi chúng chứa chất dinh dưỡng có lợi ở mức độ cao hơn đáng kể so với những loại khoai khác.

Cụ thể hơn, khoai lang tím giàu axit phenolic, anthocyanins cùng nồng độ hợp chất chống viêm, chống oxy hóa cao hơn hẳn các loại khoai khác. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng các hợp chất này có đặc tính chống ung thư ruột kết.

3 món nên ăn và 3 món không ăn để tránh kích thích mầm bệnh ung thư ruột - Ảnh 4.

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, gạo lứt, kê, bột yến mạch sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể của ruột già, từ đó làm ngăn ung thư ruột kết.

Do ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ nên chúng có thể dễ dàng tống chất độc ra khỏi cơ thể, làm ruột sạch sẽ nên dễ dàng chặn đứng sự phát triển của ung thư ruột kết. Bạn có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt vào bữa sáng thay cho xôi, bún, phở.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại