Thực ra cũng phải thừa nhận rằng, nếu chúng ta ăn quá nhiều đồ ngọt, chỉ số đường huyết glycemicindex (GL) trong cơ thể sẽ cao, dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, so với việc ăn nhiều đồ ngọt thì lối sống không lành mạnh và yếu tố di truyền còn liên quan đến bệnh tiểu đường nhiều hơn.
Vậy những thói quen nào làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường?
1. Ăn “tốt” nhưng không lành mạnh
Điều kiện sống ngày càng tốt hơn, chế độ ăn uống cũng tốt hơn. Nhưng ăn nhiều thịt cá, tinh bột… không có nghĩa là ăn uống lành mạnh.
Chúng ta thường có thói quen khi nấu ăn hay đi nhà hàng, lựa chọn đầu tiên phải là các món chế biến từ thịt, cá (thiên về khẩu vị) chứ không phải các món ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nhưng chúng ta không hẳn đã biết. Những món ăn thiên về khẩu vị đó thường thừa tinh bột, thừa cholesterol, nhiều dầu mỡ...
Hơn nữa, các loại tinh bột từ gạo hay lúa mì… qua quá trình chế biến đều đã mất hết chất khoáng và chất xơ. Mà chất xơ lại quan trọng cho cơ thể, nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, tryglycerid sau bữa ăn và làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu. Nếu chúng ta ăn nhiều sẽ khiến đường huyết tăng nhanh.
Ngoài ra, trong cơ thể các chất dinh dưỡng luôn phối hợp với nhau ở trạng thái cân bằng. Nếu lượng ăn quá nhiều, đường huyết phải chịu áp lực lớn, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Ngồi lâu không vận động
Nhiều người vẫn quan niệm rằng bệnh tiểu đường chủ yếu sinh ra từ chế độ ăn uống. Thực ra, mức độ vận động và thời gian tĩnh tại luôn liên quan tới căn bệnh này.
Vận động ít sẽ tăng cân. Khi đã béo rồi sẽ tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2. Việc này giống như lương tháng tiêu không hết, số tiền tích lại ngày càng nhiều. Nếu vận động ít, năng lượng mỗi ngày tiêu hao không hết sẽ chuyển hóa sang dạng mỡ và glucogen, làm cho cơ thể ngày càng béo.
Béo phì dẫn đến tình trạng “kháng insulin” là cơ sở bệnh lý của bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì thế, những người béo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýt 2 thường cao hơn người bình thường.
Ngồi lâu không vận động cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Nhiều người thường có thói quen ngồi trước máy tính hay tivi trong một thời gian dài, hoặc là ngồi trên giường hay trên sô pha lướt điện thoại, chơi trò chơi …(trong đó có thể có bạn).
Những người này nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với những người ban ngày đi lại nhiều, làm việc nhiều. Những người ở dạng béo bụng cũng có nguy cơ phát bệnh cao hơn so với những người ở dạng béo phì toàn diện (tức là béo toàn thân).
Ngoài những yếu tố kể trên thì những người thường xuyên hút thuốc lá, nghiện rượu, thậm chí rối loạn giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém cũng đều là những yếu tố dẫn đến nguy cơ tiểu đường tuýp 2.
Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 2?
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu đúng về bệnh. Từ đó, điều chỉnh những thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống hợp lý. Đơn giản là chúng ta cần thực hiện 3 việc sau:
1. Kiểm soát chế độ ăn uống
Theo khuyến cáo về chế độ ăn uống, chúng ta nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, ăn ít dầu, ít muối, ít tinh bột, ít đồ nướng, rán… Khuyến khích ăn nhiều thức ăn thô như khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…
2. Điều chỉnh thói quen vận động
Nếu công việc bắt buộc phải ngồi lâu. Nhất định phải có thời gian ngưng lại thư giãn. Chẳng hạn sau mỗi giờ cần đứng lên vận động.
Mách bạn giải pháp để không bị quên, hãy chuẩn bị cho mình cốc nước nhỏ cứ cách vài phút uống hết nước lại đứng lên đi lấy cốc khác. Uống nhiều nước bắt buộc phải đi vệ sinh…Thế là bạn đang vận động rồi đấy.
Khi đi làm, nên đạp xe hơn ngồi xe, nên đi bộ hơn đạp xe, đi nhiều hơn sẽ tốt cho cơ thể. Thực ra cũng là để cho mình có cơ hội thư giãn thật thoải mái.
3. Luôn hiểu rõ bệnh sử của gia tộc mình
Bạn nhất định phải có chế độ kiểm soát bản thân nghiêm ngặt hơn so với người khác. Nếu bố mẹ bị bệnh tiểu đường hoặc cơ thể mình khá béo. Nhưng cũng không vì tính chất di truyền mà phó mặc cho số phận.
Luôn kiểm soát thói quen sinh hoạt của mình, bạn đang giúp mình tránh xa nguy cơ mắc bệnh.
*Theo Health.huanqiu