11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết

Mai Trần (theo Webmd) |

Nhiễm khuẩn huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng của nội tạng, khó thở, rối loạn tâm thần... thậm chí gây tử vong.

1. Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nhiễm khuẩn huyết là phản ứng mạnh đối với sự nhiễm khuẩn, khi đó cơ thể sẽ sản sinh các hóa chất đưa vào máu để chống lại sự đe dọa.

Điều này khiến tình trạng viêm lan rộng, lâu dần có thể làm chậm quá trình lưu thông máu và ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan nội tạng. Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn huyết có thể gây tử vong, đặc biệt nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu của nhiễm khuẩn huyết gồm sốt, mệt mỏi, uể oải, yếu ớt, lú lẫn, nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn bình thường. 

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng của nội tạng, gây khó thở, tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tâm thần.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3. Đối tượng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, những người chiến đấu với bệnh tật trường kỳ (ví dụ như bệnh tiểu đường, ung thư), người bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. 

Nếu bạn bị nhiễm khuẩn huyết thì bạn nên đến bệnh viện để được điều trị bằng phương pháp phù hợp.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

4. Cơ chế gây bệnh

Bạn không thể bị lây nhiễm khuẩn huyết từ người khác. Nhiễm khuẩn huyết xảy ra trong cơ thể đã bị nhiễm khuẩn – như ở da, phổi, đường tiết niệu – lan rộng và gây ra phản ứng của hệ miễn dịch, từ đó có ảnh hưởng đến cơ quan và hệ cơ quan. Hầu hết các loại nhiễm trùng không dấn đến nhiễm khuẩn huyết.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

5. Nhiễm khuẩn huyết và mang thai

Trường hợp này rất hiếm, nhưng nhiễm trùng huyết cũng có thể xảy ra khi bạn mang thai hoặc vừa sinh con. Nhiễm trùng có thể do các vi khuẩn phát triển trong âm đạo khi mang thai hoặc do nhiễm trùng trong quá trình sinh thường, sinh mổ hoặc phá thai.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

6. Nhiễm khuẩn huyết do bỏng và vết thương

Các vết thương, vết loét, vết bỏng làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở. Bị bỏng diện rộng cũng có thể gây tổn thương hệ miễn dịch.

Phần lớn các trường hợp bị đứt hoặc bị thương đều không bị nhiễm khuẩn huyết. Cơ thể chúng ta có thể tự chữa lành vết thương, trong một số trường hợp cần thiết nên được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

7. Nhiễm khuẩn huyết do MRSA

MRSA (Staphylococcus aureus kháng methicillin) là nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin. Nếu dạng nhiễm trùng này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm MRSA ở da sẽ không gây ra nhiều vấn đề, nhưng khi nó đã xâm nhập vào cơ thể qua vết thương sẽ có thể gây bệnh.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 7.

Ảnh minh họa

8. Sốc nhiễm khuẩn

Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn nặng nhất của nhiễm khuẩn huyết. Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu suy giảm và tụt huyết áp. Điều này ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu tới các bộ phận trên cơ thể, tất cả các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng. Với những trường hợp này bệnh nhân sẽ điều trị tại khoa hồi sức tích cực để được theo dõi và chăm sóc liên tục.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 8.

Ảnh minh họa

9. Chẩn đoán

Để chấn đoán một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ sẽ đặt nhiều câu hỏi cho bệnh nhân và kiểm tra cẩn thận. Bạn có bị sốt không? Nhịp tim là bao nhiêu? Bạn có thở nhanh không? Bạn tỉnh táo hay bị lẫn?

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, trong một số trường hợp còn bắt xét nghiệm nước tiểu, chụp X Quang, chụp cộng hưởng từ. Nếu mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết, bạn nên được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 9.

Ảnh minh họa

10. Điều trị

Với bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết được điều trị sớm và tích cực là biện pháp tốt nhất. Bệnh nhân có thể được giám sát bằng máy theo dõi bệnh nhân (monitor) hoặc chăm sóc tại khoa hồi sức tích cực. Bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Bệnh nhân cũng sẽ được truyền dịch tĩnh mạch, thở oxy, dùng thuốc để phòng ngừa tụt huyết áp, hỗ trợ cơ thể.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 10.

Ảnh minh họa

11. Sau khi đã điều trị nhiễm khuẩn huyết

Những người bị nhiễm khuẩn huyết có thể phục hồi hoàn toàn, tuy nhiên nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ tái phát cao. Mức độ ảnh hưởng của nhiễm cầu khuẩn tới bệnh nhân phụ thuộc vào độ tuổi, thời gian mắc bệnh, điều trị ở giai đoạn sớm hay muộn.

11 điều cơ bản cần biết về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh 11.

Ảnh minh họa

Nhiễm khuẩn huyết (Nguồn HTV)

* Nguồn: Webmd

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại