10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài!

Vân Hồng |

Chúng ta thường chúc nhau sức khỏe vì đây là mục tiêu cao nhất của đời người. Nhưng thế nào là khỏe thì không phải ai cũng biết. 10 tiêu chí sau đây giúp bạn "soi chiếu" kịp thời.

Bất kỳ ai trong chúng ta đều mong muốn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh trong suốt cuộc đời mình. Trước đây, đa số mọi người đều nghĩ, chỉ cần cơ thể không có bệnh, nghĩa là đã khỏe mạnh. Nhưng ngày nay, các tiêu chí đánh giá sức khỏe và chất lượng sống đã thay đổi rất nhiều.  

Không phải khi chúng ta có đầy đủ các bộ phận cơ thể, chưa sinh bệnh đã là khỏe. Mà thực tế, tiêu chí khỏe mạnh bao gồm cả thể chất và tinh thần. Từ trong ra ngoài. Sự thích nghi với đời sống xã hội, trạng thái tâm lý tình cảm, năng lực cảm xúc.

10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài! - Ảnh 1.

Sách Hoàng đế nội kinh nổi tiếng Trung Quốc

Nếu theo Tây y, chỉ cần bạn làm các xét nghiệm, các chỉ số cơ thể bình thường, không quá cao hay quá thấp là "ổn". Nhưng với Đông y, thực tế đòi hỏi cao hơn như vậy rất nhiều. Hãy dùng các tiêu chí của cả Đông và Tây y kết hợp lại, đó mới là bảng tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe toàn diện nhất.

Ngoài các chỉ số xét nghiệm theo Tây y, Đông y đưa ra 10 tiêu chí đánh giá sức khỏe cụ thể như sau. Khi bạn thiếu một trong những tiêu chí đó, hãy ngay lập tức quan tâm đến sức khỏe và cải thiện tình hình trước khi quá muộn.

1. Mắt sáng, có thần

Sức khỏe tốt thể hiện đầu tiên ở đôi mắt. Mắt phải sáng lấp lánh, thần thái sắc nét, không có cảm giác chậm chạp lờ đờ. Khi mắt nhanh nhẹn chứng tỏ cơ thể bên trong đủ tinh lực, khí lực và thần vượng. Chức năng ngũ tạng hoạt động tốt.

Trong sách Hoàng đế nội kinh viết: "Lục phủ ngũ tạng có đủ tinh khí hay không, chỉ cần nhìn vào mắt có sáng hay không là biết".

Mắt thể hiện tinh lực, phản ánh chất lượng xương khớp, gân khỏe thì mắt sẽ đen. Máu là mạch của tinh, nếu thiếu máu thì mắt sẽ trắng bệch, thiếu thần.

Người xưa nhìn mắt là có thể nhận biết sức khỏe của nội tạng, hốc mắt phản ánh toàn bộ phần tinh lực bên trong của cơ thể. Thận biểu hiện ở con ngươi, gan biểu hiện ở tròng đen. Tim biểu hiện ở các mạch máu chằng chịt li ti trong mắt, phổi biểu hiện ở lòng trắng mắt. Lá lách thể hiện ở toàn bộ con mắt. Vì thế, muốn biết lục phủ ngũ tạng khỏe hay yếu, bạn hãy học quan sát sự biến đổi của đôi mắt.

10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài! - Ảnh 2.

2. Khuôn mặt hồng hào

Khi sắc mặt ánh lên màu hồng pha chút vàng nhẹ, đó là lúc bạn khỏe. Còn khi nhợt nhạt, xỉn thâm, là khi trong người bạn có bệnh, ốm yếu.

Sách cổ chép rằng, người có 12 kinh mạch, 365 lạc thì khí huyết tốt xấu đều thể hiện trên da mặt. Vì thế, làn da mặt chính là "máy dự báo thời tiết" của cơ thể, cho bạn biết mưa nắng, khỏe yếu.

Khi sức khỏe tốt, khí huyết sung mãn thì da mặt đỏ hồng sáng bóng. Ngược lại, khi khí huyết kém, da mặt sẽ nhợt nhạt xanh xao, không còn độ bóng láng, mịn màng, thậm chí nổi mụn, nám, tàn nhang.

10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài! - Ảnh 3.

3. Giọng nói to rõ

Phổi chủ khí, khi phổi khí đủ thì giọng nói sẽ to rõ, hào sảng, vang vọng, có trọng lực. Khi phổi khí yếu nhược, giọng nói sẽ yếu ớt, thiếu sức sống, bé nhỏ hoặc ẻo lả. Giọng nói cao hay thấp biểu hiện khí trong phổi có đầy đủ hay không.

Khi biết tiêu chí này, bạn nên dành thời gian để luyện tập các bài thở, thiền, thể dục hỗ trợ phát triển sức khỏe của phổi.

4. Hít thở trơn tru

Sách "Nan kinh" viết, chúng ta thở ra là dành cho tim, phổi; hít vào là danh cho gan, thận. Từ đó có thể thấy, việc hít thở đúng rất quan trọng đối với cơ quan nội tạng. Khi lắng nghe hơi thở của mình, nhận thấy không nhanh không chậm, không có vướng mắc trở ngại, đều và sâu, đó chính là tiêu chí cho thấy sức khỏe của nội tạng đang rất tốt.

Ngược lại, nếu thở khó, thở gấp, thở khò khè, nhanh chậm thất thường, thì bạn nên chú ý quan tâm đến việc chăm sóc hệ hô hấp, dưỡng phổi khẩn trương.

10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài! - Ảnh 4.

5. Răng xương chắc khỏe

Vòm miệng sạch sẽ không có mùi, răng không bị sâu và không bị các bệnh về răng miệng chính là tiêu chí cho thấy bạn đang sở hữu một hàm răng chắc khỏe.

Đông y cho rằng thận chủ cốt, răng chính là linh hồn hiện hữu của xương, răng cũng là một bộ phận của xương và kết nối với xương. Răng nhận dinh dưỡng và tinh khí từ thận để duy trì và phát triển. Khi thận tinh sung mãn thì răng sẽ chắc khỏe, đầy đủ. Khi tinh thận không đủ, răng sẽ lỏng lẻo, thậm chí gãy rụng.

Muốn răng chắc khỏe lâu dài, ngoài việc chú ý vệ sinh răng miệng tốt, bạn cần chăm sóc thận, chăm sóc xương, bổ sung canxi và các thực phẩm tốt cho thận, bổ dương. Khi muốn biết thận và xương khỏe hay yếu thì chỉ cần nhìn răng là biết.

10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài! - Ảnh 5.

6. Tóc suôn óng ả

Đông y quan niệm, thận khỏe thì thể hiện ra tóc. Tóc là cội nguồn của huyết. Tóc suôn mượt óng ả hay khô ráp gãy rụng không chỉ phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của tinh khí trong thận, mà còn dựa vào sự nuôi dưỡng của huyết dịch.

Vì thế, người có sức khỏe tốt, tóc sẽ suôn mượt, dày bóng. Còn người có sức khỏe kém, máu xấu, thận yếu thì tóc sẽ dễ bị bạc sớm, xơ yếu và gãy rụng.

Cách tốt nhất là bạn nên chăm sóc thận hàng ngày, ăn thức ăn bổ thận, bổ sung đủ canxi, những thực phẩm bổ máu.

10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài! - Ảnh 6.

7. Lưng, chân linh hoạt

Lưng là phủ của thận, khi thận yếu thì lưng sẽ đau. Đầu gối là phủ của gân mà gan lại thuộc gân nên khi gan bị thiếu máu, gân và mạch sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến tứ chi gặp trở ngại, không hoạt động tốt.

Một người có lưng eo và tứ chi linh hoạt, với những vận động uyển chuyển, tức là tinh lực thận sung mãn, khí huyết trong gan tràn đầy.

Kiến nghị mọi người nên thường xuyên vận động, chăm chỉ tập thể dục. Dù bận đến đâu thì mỗi tuần tối thiểu 3 lần, mỗi lần tối thiểu 30 phút để giúp cho cơ và gân, xương cốt, tứ chi linh hoạt, vận động tự nhiên, khỏe mạnh.

10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài! - Ảnh 7.

8. Thể hình cân đối

Hãy thường xuyên quan tâm đến cân nặng có tỉ lệ phù hợp với chiều cao của bạn. Cơ thể hài hòa cân đối là tiêu chí đánh giá sức khỏe ổn định hay không.

Công thức chuẩn để tính là: Trọng lượng tiêu chuẩn (kg) = Chiều cao (cm) – 100 đối với nam/105 đối với nữ.

Ví dụ, phụ nữ cao 1m60 thì trọng lượng tiêu chuẩn sẽ bằng 160 (cm) – 105 = 55kg.

Nam giới cao 1m70 thì trọng lượng tiêu chuẩn bằng 170 (cm) – 100 = 70kg.

Đây là trọng lượng chuẩn và không nên để chỉ số cân nặng cao/thấp quá xa con số này. Tuổi cao hơn thì cân nặng tăng dần lên nhưng không được quá chênh lệch.

Đông y quan niệm, người béo thì khí sẽ hư yếu, hay bị các bệnh dư ẩm (tích nước) gây ra các bệnh liên quan đến đờm, viêm, mỡ, ung bướu. Người gầy thì mắc bệnh âm hư, nóng trong người, dễ bốc hỏa, mụn nhọt, lở loét, các bệnh do nhiệt cao gây ra.

Người quá gầy hay quá béo đều được xem là một loại bệnh, họ nhạy cảm với sự tấn công của bệnh tật, rất dễ mắc các bệnh như tiểu đường, ho đờm, viêm họng, đột quỵ…

10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài! - Ảnh 8.

9. Nghĩ nhanh, nhớ tốt

Não là phủ của thần khí con người, não cũng chính là cơ quan đại diện cho tủy, trong khi thận lại dựa vào xương mà sinh ra tủy.

Tất cả những gì liên quan đến não đều có thể ảnh hưởng đến tinh và tủy, thần thái và tâm trí. Trí nhớ của con người tốt hay kém đều phụ thuộc và khả năng làm việc của não. Khi tinh khí trong thận đầy đủ, sẽ nuôi dưỡng và sinh tủy dồi dào, từ đó giúp trí nhớ hoạt động mạnh mẽ, khả năng hiểu biết tăng cao.

Nếu tủy kém, não sẽ kém theo, trí nhớ suy giảm mạnh, mau quên, đãng trí thường xuyên. Cách tốt nhất là bạn nên khẩn trương chăm sóc trí não từ gốc rễ, tức là chăm sóc thận và xương.

10. Cảm xúc ổn định

Con người có 7 trạng thái cảm xúc thay đổi thường xuyên như vui vẻ, buồn bã, giận dữ, lo lắng, suy tư, sợ hãi, ngạc nhiên. Đây cũng là dấu hiệu phản ánh trạng thái tinh thần của cơ thể đang tốt hay xấu, cao hay thấp.

7 trạng thái này đại diện cho từng biểu hiện của tâm trạng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các cơ quan nội tạng.

Nếu quá tức giận sẽ gây hại gan, quá vui sẽ hại tim, quá buồn sẽ tổn thương lá lách, quá đau khổ sẽ tổn thương phổi, quá sợ hãi sẽ ảnh hưởng đến thận.

Vì vậy, mỗi ngày phát sinh bất kỳ trạng thái tâm lý nào, cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chức năng của nội tạng. Hãy chăm sóc tâm trạng của mình thật tốt, hài hòa, ổn định, điều tiết kịp thời thì mới mong có sức khỏe tốt.

Nếu bạn rơi vào trạng thái bi quan buồn chán hay đau khổ, tinh thần đi xuống, hãy giải tỏa càng sớm càng tốt. Thời gian tối đa để giận không nên quá 3 phút, không nền buồn đau quá 3 ngày. Có nhiều cách để điều khiển tâm trạng của bạn, đầu tiên là giữ thái độ sống lạc quan tích cực, sau đó là rất nhiều phương pháp đơn giản khác.

10 tiêu chí sức khỏe của Đông y: Hãy xem bạn khỏe đến cỡ nào chỉ bằng cách nhìn bề ngoài! - Ảnh 9.

*Theo Health/Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại