Zoom đang “teo tóp” thế nào sau đại dịch?

Bảo Nhi |

Ứng dụng quen thuộc của hàng triệu người dùng trải qua thời kỳ rực rỡ nhất trước khi dần bị chìm vào quên lãng.

Zoom đang “teo tóp” thế nào sau đại dịch? - Ảnh 1.

Zoom nhanh chóng đánh mất vị thế khi đại dịch được khống chế

Công nghệ hội nghị truyền hình nổi lên từ cuối những năm 1990 với sự ra đời của WebEx (Cisco mua lại năm 2007) và được phổ biến cho người dùng nhờ Skype (Microsoft) và iChat của Apple. Tuy vậy, Zoom là ứng dụng "đúng người đúng thời điểm" và trở thành ngôi sao sáng nhất sau khi xuất hiện từ tháng 3/2020.

Theo Reuters, khi đại dịch bùng phát, người dùng Zoom tăng vọt trong thời gian ngắn. Phần mềm này phổ biến với ai có nhu cầu học tập, làm việc từ xa hay duy trì kết nối với bạn bè và gia đình trong khi giãn cách xã hội.

"Thiên thời" giúp Zoom tạo ra một trong những khoảnh khắc huy hoàng nhất trong lịch sử của hãng. Doanh thu công ty tăng 326% và năm 2020, lên 2,6 tỷ USD, trong khi lợi nhuận cũng tăng vọt 672 triệu USD, từ mức chỉ 22 triệu USD vào năm 2019.

Zoom đang “teo tóp” thế nào sau đại dịch? - Ảnh 2.

Zoom từng giúp nhiều người học tập, làm việc từ xa trong đại dịch


Cổ phiếu của Zoom đột biến trong năm đầu tiên của đại dịch, giá cổ phiếu từ 89 USD từ tháng 2/2020, lên mức cao nhất là 559 USD vào tháng 10.

Các đối thủ cạnh tranh như Google (Google Meet) và Microsoft (Teams và Skype) cung cấp các sản phẩm tương tự nhưng "bất lực" trước Zoom. Chiến lược khác biệt giúp Zoom chiến thắng. Công ty cung cấp phiên bản miễn phí của sản phẩm cho người dùng (giới hạn thời gian cuộc gọi) nhưng kiếm tiền nhờ bán hàng cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, thời gian huy hoàng của Zoom không kéo dài lâu. Chỉ sau 2 năm, các hạn chế đi lại được nới lỏng, thị trường công nghệ đi xuống do lãi suất tăng. Giá cổ phiếu của Zoom giảm xuống mức trước đại dịch, giảm 83% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 10/2020. Từ đầu năm nay, Zoom mất nửa giá trị vốn hóa thị trường, giảm từ 54 tỷ USD xuống còn 27 tỷ USD.

Giống như Zoom, một số công ty có sự tăng trưởng đột biến trong đại dịch đang chứng kiến đà suy giảm không phanh trên thị trường chứng khoán. Từ đầu năm 2022, Peloton, công ty truyền thông và thiết bị tập thể dục có cổ phiếu giảm 55%.

Cổ phiếu của Docusign, hãng công nghệ tiên phong và đứng số 1 trong mảng chữ ký điện tử trên thế giới cũng giảm 52%. Netflix, dịch vụ phát trực tuyến số 1 thế giới cũng sụt giảm 68% giá cổ phiếu. Các công ty truyền thông xã hội cũng không nằm ngoài cuộc suy thoái. Cổ phiếu Meta mất 40% giá, cổ phiếu Pinterest giảm 40% và Snap (-48%).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại