‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron tạo nguy cơ lớn hơn với chuỗi cung ứng

Hoài Thanh |

Chính sách "Zero-Covid" (Không COVID) của Trung Quốc gây thách thức với các nhà sản xuất và chuỗi cung tứng toàn cầu, khi các lệnh phong tỏa, hạn chế nhằm chặn Omicron đang tạo ra những đứt gãy mạnh hơn so với các làn sóng trước.

gười dân tại thành phố Thiên Tân xếp hàng để xét nghiệm COVID-19 sau khi xuất hiện các ca nhiễm biến thể Omicron tại đây. Ảnh: AP

gười dân tại thành phố Thiên Tân xếp hàng để xét nghiệm COVID-19 sau khi xuất hiện các ca nhiễm biến thể Omicron tại đây. Ảnh: AP

Theo tờ Financial Times (FT), cuộc chiến của Trung Quốc trước bùng phát lây nhiễm do biến thể Omicron gây đe nguy cơ đối với chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã ở trong tình cảnh căng thẳng trong thời gian qua, đe dọa hoạt động sản xuất, phân phối của rất nhiều mặt hàng, từ điện thoại thông minh (smartphone) cho tới sản phẩm đồ gỗ nội thất.

Chính quyền Bắc Kinh vẫn rất quyết tâm ngăn chặn lây nhiễm COVID-19, không để xuất hiện dịch bện quy mô lớn trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022. Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây đã bước vào tuần thứ ba của phong tỏa cứng, buộc 13 triệu người dân tại đây phải ở trong nhà. Tại thành phố cảng Thiên Tân cách thủ đô Bắc Kinh 100km cũng như một số thành phố tại tỉnh Hà Nam, Quảng Đông… nhà chức trách áp dụng hàng loạt các biện pháp mạnh tay để ngăn lây nhiễm, từ xét nghiệm bắt buộc cho tới phong tỏa.

Chính sách này là “liều thuốc thử” với nhiều tập đoàn đa quốc gia. Nó cũng đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có được sự chuẩn bị kỹ càng, bài bản hơn nhằm xử lý vấn đề đứt gãy sản xuất so với các làn sóng trước đây hay không. Hà Nam là nơi đặt cơ sở lắp ráp iPhone lớn nhất của tập đoàn Foxconn, đối tác chính của Apple. Thiên Tân hay Chu Hải (Quảng Đông), Trung Sơn (Quảng Đông) đều là những trung tâm sản xuất, công nghiệp lớn, đóng vai trò quan trọng với chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Với COVID-19, dịp đón tết Năm mới âm lịch cùng với kỳ Olympic Mùa đông đang tới gần, chúng ta có thể đang đứng trước một cơn bão hoàn hảo. Các công ty đã có được sự chuẩn bị đối phó tốt hơn với lệnh phong tỏa ngắn hạn. Nhưng phong tỏa diện rộng và kéo dài trong vài tuần sẽ gây ra đổ vỡ lớn”, Ambrose Conroy, Giám đốc điều hành Seraph, một công ty tư vấn chuyên về chuỗi cung có trụ sở tại Mỹ, nhìn nhận.

Hai năm trước, khi virus khởi điểm từ Vũ Hán (Hồ Bắc) và lây lan ra cả nước trong dịp Tết nguyên đán, chính phủ Trung Quốc đã áp lệnh phong tỏa đi lại trên diện rộng. Các quy định hạn chế đã khiến hàng trăm triệu lao động nhập cư không thể trở lại làm việc tại các nhà máy, công xưởng. Nhiều cơ sở được lệnh đóng cửa trong nhiều tuần.

“Lần này, tôi quan ngại hơn, bởi chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã rất căng thẳng. Tình trạng ách tắc trong vận chuyển hàng hóa kéo dài, thiếu hụt nguồn cung sản phẩm vẫn chưa được giải quyết”, Didier Chenneveau, một chuyên gia tại hãng tư vấn McKinsey, nhận định.

Các quy định hạn chế mới nhất cũng đã bắt đầu ảnh hưởng đến một số tập đoàn đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất, chế tạo tại đại lục. Hai hãng xe ô tô Volkswagen và Toyota đều phải đóng cửa cơ sở tại Thiên Tân từ tuần trước. Tại Tây An, hãng chế tạo chip Samsung cũng gặp khó khăn trong duy trì nhân công sản xuất do tác động của lệnh phong tỏa.

 ‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron tạo nguy cơ lớn hơn với chuỗi cung ứng - Ảnh 2.

Công nhân làm việc trong một dây truyền sản xuất tại nhà máy của Toyota đặt tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily


Tình hình có thể còn nghiêm trọng hơn nếu xuất hiện bùng phát lây nhiễm Omicron. Bắc Kinh đã ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên trong ngày 15/1, với nguồn lây chưa được xác định. Nhà chức trách cho biết bệnh nhân này không ra khỏi Bắc Kinh và không tiếp xúc gần với ca nhiễm nào trong hai tuần trở lại đây. Trước đó, thành phố Thượng Hải cũng xuất hiện trường hợp mắc Omicron đầu tiên.

Giới phân tích nhận định, nếu lây nhiễm không được kiểm soát, các nhà sản xuất sẽ chịu thiệt hại nghiêm trọng hơn những gì từng xảy ra hai năm trước đây. Theo ông Chenneveau, vấn đề nằm ở chỗ nhiều tập đoàn lớn vẫn bám trụ tại Trung Quốc trong đại dịch vừa qua. Các công ty đa quốc gia vẫn chưa có động thái giảm phụ thuộc vào chuỗi cung từ Trung Quốc, chưa xuất hiện dịch chuyển sản xuất quy mô ra các thị trường khác ở châu Á, bởi đây là vấn đề hệ trọng, cần cân nhắc và cần có thời gian.

Trái lại, việc đóng cửa để ngăn chặn đại dịch tại nhiều nền kinh tế khác ngoài Trung Quốc lại làm gia tăng mức độ phụ thuộc của nhiều ngành sản xuất vào thị trường Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn. Một ví dụ điển hình là lĩnh vực tụ điện gốm nhiều lớp (MLCC), một cấu thành quan trọng trong các sản phẩm mạch điện tử. Theo hãng nghiên cứu Trendforce, 50% sản lượng MLCC hiện nay tập trung tại Trung Quốc, nên khi một nhà máy bị phong tỏa, sẽ không có người thay thế, bởi MLCC vốn đã là ngành thiếu hụt nguồn cung lớn.

Murata - hãng chế tạo MLCC (Nhật Bản) đang xây dựng một nhà máy tại Thái Lan để giảm thiểu nguy cơ đứt gãy sản xuất từ đại lục. Nhưng Murata mới đây cũng bắt đầu cho chạy lại dây truyền sản xuất đặt tại thành phố Vô Tích (Wuxi) thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Forrest Chen, chuyên gia về MLCC tại Trendforce, nhận định các tập đoàn lớn đang tìm cách thiết lập nhà cung ứng thứ hai bên ngoài Trung Quốc, nhằm đa dạng hóa chuỗi sản xuất, vừa đóng vai trò là kênh dự phòng rủi ro. Nhưng chưa có bước chuyển đổi nào thực sự đủ mạnh, bởi phải mất từ 3-5 năm để đa dạng hóa sản xuất tại nhiều khu vực địa lý khác nhau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại