*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Nhiều diễn biến nóng đã diễn ra trong 24 giờ qua.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ước tính nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này tăng trưởng hơn 4% trong năm 2021, sau tám năm suy thoái và giá cả tăng.
Người dân đeo khẩu trang và găng tay phòng lây nhiễm COVID-19 khi đi mua hàng tại Caracas, Venezuela. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngân hàng Trung ương Venezuela đã không cập nhật số liệu về Tổng sản phẩm quốc nội kể từ quý III/2019, khi GDP giảm 26,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong bài phát biểu thường niên trước Quốc hội, ông Maduro cho rằng sau 5 năm bị bao vây và phong tỏa, kinh tế Venezuela đang lấy lại đà tăng trưởng kinh tế.
Năm ngoái, sản lượng dầu của Venezuela đã tăng gấp đôi nhờ các công ty dịch vụ dầu mỏ nhỏ và nguồn cung từ Iran. Song, các chuyên gia cho biết điều này không có nghĩa rằng tập đoàn dầu khí nhà nước PDVSA có thể tiếp tục tăng sản lượng.
Với lợi thế giá thành thấp và không cần bảo quản ở nhiệt độ âm sâu, vắc-xin Covid-19 của Cuba là niềm hy vọng cho các nước thu nhập thấp
Tỉ lệ dân số Cuba đã tiêm vắc-xin cao hơn hầu hết quốc gia lớn và giàu nhất thế giới. Quốc đảo ở vùng Caribe này đạt được cột mốc quan trọng đó nhờ tự sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19, bất chấp thực tế chật vật dự trữ hàng hóa do ảnh hưởng từ lệnh cấm vận thương mại kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ.
Bà Helen Yaffe, chuyên gia về Cuba tại Trường ĐH Glasgow ở Scotland, nói với đài CNBC: "Đó là một kỳ tích đáng kinh ngạc. Nhưng những người nghiên cứu về công nghệ sinh học như chúng tôi không ngạc nhiên về điều đó. Thành công của Cuba không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một chính sách đúng hướng của chính phủ, tập trung đầu tư vào cả y tế công và khoa học y tế".
Cho đến nay, khoảng 86% dân số Cuba đã được tiêm 3 mũi vắc-xin Covid-19, theo số liệu thống kê chính thức của trang Our World in Data. Con số này bao gồm trẻ em từ 2 tuổi, đối tượng được bắt đầu chủng ngừa vài tháng trước.
Các cơ quan y tế Cuba đang triển khai tiêm tăng cường cho toàn dân trong tháng này nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron. Với dân số 11 triệu người, Cuba là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latin và vùng Caribe tự sản xuất vắc-xin Covid-19.
Người dân chờ tiêm tăng cường vắc-xin Abdala ở thủ đô Havana - Cuba hồi tháng 12-2021. Ảnh: REUTERS
Ông John Kirk, giáo sư nghiên cứu về các nước Mỹ Latin ở Trường ĐH Dalhousie (Canada), nhận định: "Sự thành công của một quốc gia nhỏ trong việc sản xuất vắc-xin Covid-19 và tiêm phòng cho khoảng 90% dân số là điều phi thường".
Ngành công nghệ sinh học uy tín của Cuba đã phát triển 5 loại vắc-xin khác nhau, trong đó có Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, tất cả đều có hiệu quả ngăn ngừa Covid-19 tới 90% khi tiêm 3 mũi.
Hôm nay, một đoàn vượt cây cầu qua sông Áp Lục đã cập ga Đan Đông của Trung Quốc, Yonhap dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết.
Không rõ con tàu này có đưa mặt hàng gì sang Trung Quốc hay không, nhưng rất có thể sẽ mang "nhiều mặt hàng khẩn cấp" về Triều Tiên, các nguồn tin nói với Yonhap.
Triều Tiên chưa chính thức xác nhận ca mắc COVID-19 nào nhưng đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt, bao gồm đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước kể từ khi đại dịch xuất hiện hồi đầu năm 2020.
Dù số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy hai nước vẫn trao đổi thương mại hạn chế, nhưng hầu hết các chuyến hàng có vẻ đều được chuyển qua đường biển, thay vì bằng tàu hoả qua biên giới trên bộ.
Báo Sputnik dẫn lời Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - giày và túi xách Việt Nam Phan Thị Thanh Xuân cho biết, với hơn 50% sản lượng giày được gia công, sản xuất tại Việt Nam, Nike đã đưa Việt Nam trở thành nước gia công, sản xuất da giày lớn nhất của hãng.
Thậm chí, thương hiệu giày thể thao hàng đầu thế giới còn sẵn sàng tăng thêm đơn hàng nếu Việt Nam vẫn có dư địa để phát triển.
Theo bà Xuân, việc Nike gia công và xuất khẩu từ Việt Nam với tỉ trọng lớn và ngày càng tăng đã giúp tạo ra việc làm cho khoảng 300.000 lao động. Hiện kim ngạch xuất khẩu giày Nike chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam .
Lý giải về việc Nike chọn Việt Nam là "công xưởng" gia công, sản xuất giày của hãng, bà Xuân cho biết trên Tuổi trẻ rằng, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế trong ngành xuất khẩu giày dép, chỉ sau Trung Quốc.
Cụ thể, Việt Nam có sự đầu tư tốt cho hệ thống nhà máy sản xuất, cũng như chi phí lao động ở mức cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là người Mỹ ngày càng ưa chuộng những sản phẩm giày "made in Vietnam". Điều này đã góp phần làm cho sản xuất giày dép của Việt Nam tăng trưởng tốt.
Bất chấp những khó khăn do dịch Covid-19 mang lại, tỉ trọng gia công, xuất khẩu giày Nike tại Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt trong năm 2020 và 2021. Làn sóng dịch thứ 4 phần lớn chỉ ảnh hưởng đến sản xuất trong quý 3, các quý 1 và quý 2 vẫn có đà tăng ổn định. Nhiều đơn hàng đã trở lại ngay sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh.
Bà Xuân cho biết, mỗi năm nước Mỹ nhập khẩu khoảng 1,8 tỉ đôi giày. Trong khi đó, Việt Nam xuất vào thị trường này trên 300 triệu đôi, phần lớn là giày thể thao của các thương hiệu lớn, đặc biệt là Nike.
Trong năm 2021, xuất khẩu giày dép Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng trưởng dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau khi các đơn hàng được khôi phục lại, thị trường Mỹ đã cho thấy sự phục hồi rất tốt.
Nói về triển vọng tăng đơn hàng của Nike tại Việt Nam, bà Xuân cho biết nhu cầu này là có nhưng còn tùy vào dư địa và khả năng sản xuất.
Hiện tại, vấn đề thiếu lao động và tăng chi phí đang là điều đáng quan tâm và lo ngại, cần phải có thêm thời gian để phục hồi sau đại dịch.
Có thể những doanh nghiệp ổn định sản xuất, có cơ sở sản xuất đầu tư tốt không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng các doanh nghiệp bị thiếu lao động, không giữ được lao động do dịch bệnh sẽ khó đáp ứng đơn hàng hơn.
Ngoài ra, chi phí logistics tăng cũng là một trở ngại cho các doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ. Vì thế, các nhãn hàng có xu hướng dịch chuyển về gần thị trường tiêu thụ để giảm rủi ro về logistics.
Bà Xuân cho biết, các sản phẩm Nike có tỉ lệ nội địa hóa khá cao ở Việt Nam, do Việt Nam chủ động được các nguyên phụ liệu như mũ giày, đế giày. Trừ các dòng sản phẩm mới, còn lại tỷ lệ nội địa hóa với giày thể thao có thể đến 55-70%.
Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất nguyên phụ liệu cho Nike lại chủ yếu là các doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam lại rất hạn chế do còn kém về năng lực.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vn.sputniknews.com/202...
Ở thời điểm căng thẳng đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc vào mùa hè năm ngoái, CEO của JPMorgan Chase tuyên bố rằng ông muốn đến Hong Kong càng sớm càng tốt. Jamie Dimon đã làm điều đó vào tháng 11, qua đó trở thành giám đốc cấp cao của một ngân hàng lớn tại Mỹ đến thăm Trung Quốc kể từ khi đại dịch bùng phát.
Chuyến đi 32 tiếng của ông tới trung tâm tài chính của châu Á được mô tả như cơ hội để ông gặp gỡ hàng nghìn nhân viên tại đây. Nhưng đây cũng là lời khẳng định cam kết của công ty đối với Hồng Kông, cũng như Trung Quốc đại lục, nơi JPMorgan hiên quản lý hơn 20 tỷ USD, bao gồm các khoản vay, kí gửi, thương mại và đầu tư.
Một số chính trị gia Mỹ đã kêu gọi các công ty rút khỏi Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc gia và nhân quyền. Nhưng các ngân hàng ở Phố Wall ngược lại tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác Trung Quốc.
JPMorgan trong tháng 8 đã mua lại toàn bộ cổ phần trong liên doanh công ty chứng khoán từ công ty Trung Quốc, và giờ muốn làm điều tương tự với một liên doanh khác về quản lý tài sản. Morgan Stanley thì đang trong quá trình xin cấp 5 giấy chứng chỉ kinh doanh ngân hàng tại Trung Quốc trong 2022, trong khi Goldman Sách đã tăng gấp đôi nhân sự làm việc tại các đơn vị ở Trung Quốc. Citigroup trong tháng 12 đã đệ đơn xin phép hoạt động trong lĩnh vực giao dịch cổ phiếu và đầu tư ngân hàng, cũng như tăng thêm 100 nhân sự tại nước này.
"Tôi không nghĩ chúng ta có sự lựa chọn", Gokul Laroia, CEO của Morgan Stanley tại châu Á – Thái Bình Dương, mô tả quyết định của ngân hàng khi coi Trung Quốc là cơ hội lớn, và sẽ tiếp tục cạnh tranh giành cơ hội tại cả Trung Quốc đại lục.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Người phát ngôn Lực lượng Cảnh sát Jamaica (JCF) Dennis Brooks ngày 15/1 xác nhận cơ quan chức năng nước này đã bắt giữ John Joel Joseph - cựu Thượng nghị sĩ Haiti, nghi phạm chính trong vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise hồi tháng 7/2021. Haiti đạt thỏa thuận thành lập chính phủ sau nhiều tháng bất ổn chính trị.
Ông Brooks cho biết chính trị gia Joseph của Haiti đã bị bắt giữ hôm 14/1, song từ chối đưa ra bình luận về thông tin cho rằng hành động này được thực hiện theo đề nghị của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) - cơ quan cũng đang tiến hành điều tra vụ ám sát Tổng thống Moise. Ngoài ra, 3 thành viên của gia đình cựu Thượng nghị sĩ Haiti này cũng bị bắt giữ với cáo buộc liên quan đến vấn đề di cư.
Vài ngày sau khi cố Tổng thống Moise bị ám sát, Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Haiti Leon Charles đã khẳng định ông Joseph đóng vai trò chủ chốt trong vụ mưu sát, đồng thời cáo buộc chính trị gia này cung cấp vũ khí, lên kế hoạch cho những cuộc gặp. Cảnh sát Haiti cũng đã phát lệnh truy nã đối với cựu Thượng nghị sĩ Joseph.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, giới khoa học cảnh báo biến thể Omicron virus SARS-CoV-2 đang gây ra làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu có thể sẽ không phải là biến thể đáng lo ngại cuối cùng của virus này.
Hình ảnh minh họa vaccine ngừa biến thể Omicron. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các nhà khoa học, mỗi lần lây nhiễm đều tạo cơ hội cho virus đột biến và Omicron có những đột biến mạnh hơn so với những biến thể trước, đó là lây lan nhanh hơn mặc dù xuất hiện vào thời điểm người dân trên thế giới có khả năng miễn dịch tốt hơn do đã tiêm vaccine hoặc đã bị nhiễm bệnh trước đó. Cho dù chưa biết các biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ như thế nào, nhưng các nhà khoa học cho rằng không có gì đảm bảo các biến thể này sẽ gây ra bệnh nhẹ hơn hoặc các loại vaccine hiện nay có thể chống lại chúng.
Nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Boston (Mỹ) Leonardo Martinez cho rằng Omicron càng lây lan nhanh thì càng có nhiều cơ hội đột biến, có khả năng dẫn đến nhiều biến thể hơn.
Theo nghiên cứu, biến thể Omicron, xuất hiện hồi giữa tháng 11 năm ngoái, có khả năng lây lan ít nhất là gấp 2 lần so với biến thể Delta và ít nhất là gấp 4 lần so với phiên bản gốc của virus SARS-CoV-2 . Omicron có nhiều khả năng gây tái nhiễm đối với những người trước đó đã mắc COVID-19 cũng như tấn công cả những người đã được tiêm chủng lẫn chưa tiêm chủng.
Đợt phun trào của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Haʻapai dưới đáy biển xảy ra ngày 15/1 cách đảo chính Tongatapu của Tonga 65km về phía Nam. Đợt phun trào có thể quan sát rõ ràng từ một số vệ tinh trên quỹ đạo của Trái Đất. Một loạt quốc gia đã ban bố cảnh báo sóng thần như Tonga, Fiji, Vanuatu, Nhật Bản, Mỹ.
Hình ảnh núi lửa dưới đáy biển phun trào gây sóng thần ở nhiều nước
Ngày 14/1, một dự luật của hai đảng Mỹ được trình lên Thượng viện nhằm buộc các nhà thầu quốc phòng của nước này dừng mua đất hiếm Trung Quốc từ năm 2026 và dùng Lầu Năm Góc để tạo ra kho dự trữ các loại khoáng sản chiến lược.
Một mỏ khai thác đất hiếm ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Dự luật đề xuất dựa vào việc Lầu Năm Góc mua hàng tỷ USD máy bay chiến đấu, tên lửa và các vũ khí khác làm công cụ mặc cả để yêu cầu các nhà thầu dừng phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, từ đó giúp hồi sinh hoạt động khai thác đất hiếm ở Mỹ.
Dự luật do hai Thượng nghị sĩ Tom Cotton của đảng Cộng hoà và Mark Kelly của đảng Dân chủ bảo trợ là bước đi mới nhất trong hàng loạt chính sách của Mỹ nhằm đối phó với tình trạng Trung Quốc gần như kiểm soát hoàn toàn ngành vật liệu quan trọng này.
Đất hiếm là một nhóm gồm 17 kim loại được sử dụng để làm ra các loại nam châm dùng cho xe điện, vũ khí và các thiết bị điện tử. Mỹ tạo ra ngành công nghiệp này từ Thế chiến 2 và các nhà khoa học quân sự Mỹ đã phát triển những loại nam châm đất hiếm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, Trung Quốc dần dần kiểm soát gần như hoàn toàn ngành này trong 30 năm qua.
Mỹ chỉ có 1 mỏ đất hiếm và hiện không có nhà máy khai thác đất hiếm nào.
"Chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào hoạt động khai thác và chế biến đất hiếm của Trung Quốc là yếu tố quan trọng để xây dựng ngành công nghệ và quốc phòng Mỹ", ông Cotton nói với Reuters.
Năm 2010, Trung Quốc cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật trong một thời gian và doạ sẽ làm như vậy với Mỹ.
Để dự trữ, Lầu Năm Góc vẫn phải mua đất hiếm một phần từ Trung Quốc, một nghịch lý mà các thượng nghị sĩ đệ trình dự luật hy vọng sẽ giảm bớt trong thời gian tới.
Quy trình sản xuất đất hiếm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, và đây là một trong những lý do khiến ngành này không phát triển ở Mỹ. Đang có những nghiên cứu để giúp quá trình này bớt gây ô nhiễm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong số ít ỏi những điều tích cực liên quan đến đại dịch COVID-19, các học giả Anh đã phát hiện rằng: con người trông hấp dẫn hơn khi đeo khẩu trang, theo Báo Tin tức.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Cardiff đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện rằng cả nam giới và nữ giới đều được đánh giá là trông đẹp hơn khi đeo khẩu trang che khuất nửa dưới của khuôn mặt.
Họ cũng nhận thấy khuôn mặt đeo khẩu trang y tế dùng một lần nắm giữ tỷ lệ bình chọn hấp dẫn cao nhất. Và các nhà sản xuất khẩu trang thời trang hay giới bảo vệ môi trường có thể sẽ không thích phát hiện mới này.
Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc đeo khẩu trang tạo cảm giác yên tâm hơn cho mọi người. Ảnh: Getty Images
Tiến sĩ Michael Lewis, chuyên gia tâm lý tại Đại học Cardiff, cho biết nghiên cứu được tiến hành trước đại dịch COVID-19 cho thấy khẩu trang y tế làm giảm sức hấp dẫn của con người, vì chúng có liên quan đến bệnh tật.
Nhóm của ông Lewis muốn kiểm tra xu hướng trên đã thay đổi thế nào kể từ khi việc đeo khẩu trang trở nên phổ biến toàn thế giới.
Về nguyên nhân vì sao đeo khẩu trang y tế màu xanh lam lại hấp dẫn nhất, ông Lewis cho rằng điều này có thể là do chúng ta đã quen với việc nhân viên y tế đeo khẩu trang màu xanh lam và thường liên tưởng người đeo khẩu trang với những người làm nghề chăm sóc sức khỏe hoặc nhân viên y tế. Vào thời điểm mà chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương như hiện nay, chúng ta sẽ có cảm giác yên tâm và tích cực hơn khi thấy một người đeo khẩu trang y tế.
Phần đầu tiên của nghiên cứu trên được thực hiện vào tháng 2 năm 2021 - thời điểm mà người dân Anh đã quen đeo khẩu trang tại một số nơi. 43 phụ nữ đã tham gia đánh giá trên thang điểm từ 1-10 về mức độ hấp dẫn của những bức hình nam giới khi không đeo khẩu trang, đeo khẩu trang vải trơn, khẩu trang y tế màu xanh hay cầm một cuốn sổ đen che nửa mặt dưới.
Những người tham gia nhận xét nam giới đeo khẩu trang vải hấp dẫn hơn đáng kể so với những người không đeo hoặc lấy sổ che mặt. Tuy nhiên, khẩu trang y tế - vốn chỉ là loại bình thường và dùng một lần - lại khiến người đeo trông đẹp hơn hẳn.
Theo Tiến sĩ Michael Lewis kết quả này đi ngược lại với nghiên cứu thời trước đại dịch, khi mọi người cho rằng người đeo khẩu trang có liên quan đến bệnh tật và muốn tránh tiếp xúc.
"Đại dịch đã làm thay đổi tâm lý của chúng ta trong cách nhìn nhận của những người đeo khẩu trang. Khi nhìn thấy ai đó đeo khẩu trang, chúng ta không còn nghĩ rằng ‘người đó có bệnh, mình cần phải tránh xa’.
Điều này liên quan đến tâm lý học tiến hóa. Bệnh tật và bằng chứng của bệnh tật có thể đóng một vai trò lớn trong việc lựa chọn bạn đời khi bất kỳ dấu hiệu nào về sự ốm yếu sẽ là một biến số lớn. Giờ đây, chúng ta có thể quan sát thấy sự thay đổi trong tâm lý của mình như vậy, khẩu trang không còn hoạt động như một thứ đề phòng ô nhiễm nữa".
Ngoài ra, chiếc khẩu trang sẽ giúp mọi người trở nên hấp dẫn hơn vì chúng hướng sự chú ý vào đôi mắt. Ông Lewis cho biết một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc che nửa mặt bên trái hoặc bên phải cũng khiến mọi người trông hấp dẫn hơn. Một phần là do não bộ của chúng ta tự động lấp đầy những khoảng trống còn thiếu và phóng đại tác động tổng thể.
Nền kinh tế của Afghanistan đã đi xuống kể từ khi lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát vào giữa tháng 8/2021, trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh vội vã rút quân khỏi quốc Trung Nam Á này.
Vết sẹo sau ca phẫu thuật hiến thận của ông Ghulam Hazrat. Ảnh: AP
Cộng đồng quốc tế đã đóng băng tài sản của Afghanistan ở nước ngoài và tạm dừng mọi nguồn viện trợ do không muốn làm việc với chính phủ của Taliban, nổi tiếng về sự tàn bạo trong thời kỳ cai trị 20 năm trước.
Hậu quả này quá tàn khốc đối với một đất nước vốn bị tàn phá bởi chiến tranh suốt bốn thập kỷ, cũng như tình trạng thiếu việc làm và các thách thức kinh tế ảnh hưởng nặng nề nhất đến những thành viên dễ bị tổn thương nhất của xã hội. Ở tỉnh Herat thuộc miền Tây Afghanistan, những người đang rơi vào cảnh túng quẫn đã liều mạng bán nội tạng để lấy tiền trang trải cuộc sống.
Bác sĩ Nasir Ahmad tiết lộ đã thực hiện 85 ca ghép thận vào năm 2021. Ông cho biết với sự đồng ý của cả người hiến thận và người mua, một ca ghép thận hoàn chỉnh có giá khoảng 600.000 - 800.000 đồng Afghani (gần 140 triệu - 180 triệu đồng).
Tùy thuộc vào nhóm máu, một quả thận sẽ có giá từ 200.000 Afghani đến 400.000 Afghani. Ngoài ra, viện phí, thuốc men và phí phẫu thuật vào chừng 400.000 Afghanis.
Theo tiết lộ của bác sĩ Ahmad, nhiều người bán thận là những trụ cột đang phải vật lộn để nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo rằng biện pháp kiếm tiền cực đoan này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Al Jazeera, đảo quốc Tonga ở Thái Bình Dương đã ban hành cảnh báo sóng thần sau khi một ngọn núi lửa dưới biển phun trào hôm 15/1, khiến những con sóng lớn ập vào bờ và mọi người phải sơ tán lên vùng đất cao hơn.
Hiện chưa có báo cáo về thương tích hoặc mức độ thiệt hại vì thông tin liên lạc tại quốc đảo - nơi có khoảng 100.000 người - vẫn bị gián đoạn. Đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy những con sóng lớn dạt vào bờ biển, cuốn trôi nhà cửa và phương tiện.
Cơ quan Khí tượng Tonga cho biết cảnh báo sóng thần đã có hiệu lực đối với toàn đảo quốc Tonga.
Sóng thần tràn vào bờ biển quần đảo Tonga.
Quân đội New Zealand cho biết họ đang theo dõi tình hình và vẫn ở chế độ chờ, sẵn sàng hỗ trợ nếu được yêu cầu.
Trang tin tức Islands Business đưa tin rằng một đoàn xe gồm cảnh sát và quân đội đã sơ tán vua Tupou VI của Tonga rời khỏi cung điện của ông gần bờ biển. Ông đã được đưa tới các vùng đất cao hơn để lánh nạn.
Lần phun trào mới nhất của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai xảy ra chỉ vài giờ sau khi cảnh báo sóng thần hôm 14/1 được dỡ bỏ. Một người dùng Twitter có tên là Dr Faka’iloatonga Taumoefolau đã đăng video cho thấy những con sóng xô vào bờ.
"Có thể nghe thấy tiếng núi lửa phun theo đúng nghĩa đen, nghe có vẻ khá dữ dội", người dùng này viết.
"Mưa tro và những viên sỏi nhỏ, bóng tối phủ trắng bầu trời." Trước đó, trang tin Matangi Tonga đưa tin các nhà khoa học đã quan sát thấy các vụ nổ lớn, sấm sét gần núi lửa sau khi nó bắt đầu phun trào vào đầu ngày 14/1.
Trang web cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy một chùm tro bụi, hơi nước và khí bụi rộng khoảng 5km bốc lên trong không khí, bay cao khoảng 20km.
Các quan chức ở Suva cho biết vụ phun trào dữ dội đến mức có thể nghe thấy "tiếng nổ lớn" ở Fiji cách đó hơn 800 km.
The Independent năm 2011 đưa tin, trong một phòng đấu giá đông đúc ở Bắc Kinh, một người giấu tên đã bỏ ra số tiền đáng kinh ngạc là 32.5 triệu nhân dân tệ (gần 1.200 tỷ VND) cho một chiếc giường gỗ đơn làm bằng gỗ hoàng hoa lê Hải Nam (cùng dòng với cây sưa đỏ ở Việt Nam), loại gỗ kỳ lạ và hiếm nhất.
Một cặp ghế bằng cũng thuộc bộ sưu tập từng được trưng bày tại Tử Cấm Thành cũng được mua với giá 23 triệu nhân dân tệ (hơn 800 tỷ VND). Thương vụ đấu giá do các nhà đấu giá China Guardian tổ chức đã lập kỷ lục thế giới, khẳng định cơn sốt và giá trị của thứ gỗ được coi là đáng mong đợi nhất trên thị trường nghệ thuật Trung Quốc.
"Vào năm 2011, tại Trung Quốc ghi nhận giá của đồ nội thất hoàng hoa lê đã tăng gấp 25 năm trong 20 trước đó," Qiao Hoa - người thẩm định bộ sưu tập nói với hãng AFP.
Theo Qiao, có ít hơn 10.000 món đồ nội thất bằng gỗ hoàng hoa lê trên toàn thế giới và nguồn cung vật liệu quý hiếm này đang cạn kiệt nhanh chóng.
Hình ảnh lõi sưa đỏ bên trong thân gỗ.
Dòng gỗ trên, khi được trồng ở Việt Nam được gọi là gỗ sưa đỏ, được xếp vào loại gỗ quý nhóm 1 - nhóm có các loại gỗ được xem là quý nhất, sở hữu những đường vân đẹp trên bề mặt và mang lại giá trị kinh tế cao.
Vào khoảng những năm 2000, cơn sốt gỗ sưa đỏ tràn tới Việt Nam, càn quét từ thành thị tới nông thôn. Theo VTC, những mẩu gỗ cũ kỹ được bán với cái giá giật mình khiến nhiều người sẵn sàng gỡ hoành phi câu đối, đồ thờ tự bằng gỗ sưa đỏ xuống để bán.
Cơn sốt được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, khi các thương lái nước này tích cực đi săn lùng loại gỗ quý thì giá trị gỗ mới được biết đến và nhanh chóng trở thành mặt hàng được săn lùng gắt gao.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Philippines sẽ là quốc gia đầu tiên mua hệ thống tên lửa do Ấn Độ và Nga cùng phát triển để bảo vệ vùng biển của mình.
Philippines đã hoàn tất thỏa thuận mua hệ thống tên lửa chống hạm - lắp đặt trên bờ - từ Ấn Độ với giá gần 375 triệu USD để tăng cường cho lực lượng hải quân, theo Người lao động.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói rằng dựa trên thỏa thuận được đàm phán với chính phủ Ấn Độ, tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng đa quốc gia BrahMos Aerospace Private (BAP) sẽ cung cấp 3 khẩu đội tên lửa cũng như phụ trách công tác bảo trì và hậu cần.
BAP - được biết đến là liên doanh giữa Ấn Độ và Nga - đã phát triển tên lửa hành trình được Bộ Quốc phòng Ấn Độ ca ngợi là "nhanh nhất thế giới". Bộ này không bình luận về thỏa thuận tên lửa vừa nêu.
Philippines đang mua tên lửa để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, Philippines có thể sử dụng hệ thống tên lửa mới để ngăn chặn các tàu nước ngoài xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) phạm vi 370 km. Trong những năm gần đây, Philippines nhiều lần cáo buộc Trung Quốc vi phạm EEZ của mình bằng cách điều hàng trăm tàu "dân quân biển" vào lãnh hải nước này.
Phát ngôn viên Các lực lượng vũ trang Philippines Ramon Zagala tuyên bố thỏa thuận là một phần của kế hoạch phòng thủ lãnh thổ của Manila.
Năm 2018, Philippines mua tên lửa Spike ER do Israel chế tạo. Nước này hiện bước vào giai đoạn cuối của kế hoạch hiện đại hóa thiết bị quân sự già cỗi. Kế hoạch kéo dài trong 5 năm và trị giá khoảng 300 tỉ peso (5,85 tỉ USD).
Quân đội Philippines được đánh giá là có trang bị thiết bị quân sự kém nhất ở châu Á, không thể so sánh với quân đội Trung Quốc - nước đang tranh chấp lãnh thổ với mình ở biển Đông.
Theo báo Người lao động, các thành phố trên khắp Trung Quốc đã tăng cường cảnh giác về dịch Covid-19 trong bối cảnh Bắc Kinh sắp tổ chức Thế vận hội mùa đông từ ngày 4/2 tới. Nhiều chính quyền địa phương khuyến cáo cư dân không ra ngoại thành nếu không cần thiết, trong khi hàng chục chuyến bay quốc tế và trong nước bị đình chỉ.
Trung Quốc đang đối phó với làn sóng Omicron chưa rõ nguồn gốc. Ảnh: Reuters
Trung Quốc ghi nhận các ca mắc Covid-19 cộng đồng liên quan tới biến thể Omicron rất dễ lây lan tại ít nhất 4 tỉnh và thành phố gồm Thiên Tân, Hà Nam, Quảng Đông và Liêu Ninh. Bắc Kinh cảnh báo Omicron làm tăng thêm rủi ro lây lan Covid-19 khi nhiều người từ nước ngoài trở về Trung Quốc nhân dịp Tết Nguyên đán.
Quan chức NHC He Qinghua phát biểu tại một cuộc họp ngắn ngày 15-1 rằng biến thể Omicron cũng được phát hiện ở TP Thượng Hải nhưng chưa rõ số ca mắc cũng như đó là những ca cộng đồng hay nhập cảnh.
Đặc biệt, theo Tuổi trẻ, ngày 15/1, nhà chức trách y tế thủ đô Bắc Kinh xác nhận thành phố này đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng. Đó là một phụ nữ sống ở quận Hải Điến của Bắc Kinh.
"Chúng tôi đã truy vết được 15 người tiếp xúc gần với ca nhiễm và đưa họ vào diện cách ly" - bà Bàng Tinh Hỏa, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Bắc Kinh, cho biết tại một cuộc họp báo.
"Người này không tiếp xúc với bất kỳ ca nhiễm nào đã được xác nhận chính thức và đã không rời thành phố trong vòng 14 ngày" - bà Bàng nói thêm.
Bệnh nhân bị đau họng vào hôm 13-1 và lên cơn sốt vào ngày hôm sau. Đến sáng 15-1, người này có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính. Hai người sống cùng ca nhiễm này hiện có kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng một số mẫu thu từ môi trường trong nhà lại có kết quả dương tính.