Xuất khẩu loại 'quả vàng quả bạc' này đã tăng hơn 1.700% kể từ đầu năm, Trung Quốc ồ ạt thu mua do diện tích trồng chưa đến 1/1.000 so với Việt Nam

Như Quỳnh |

Không hổ danh là vua trái cây, mặt hàng này đã bội thu đơn hàng xuất khẩu kể từ đầu năm đến nay.

Xuất khẩu loại quả vàng quả bạc này đã tăng hơn 1.700% kể từ đầu năm, Trung Quốc ồ ạt thu mua do diện tích trồng chưa đến 1/1.000 so với Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Rau quả là một trong những ngành hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay. Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy trị giá xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 5/2023 đạt 656 triệu USD, tăng 67,7% so với tháng trước. Tính chung lũy kế trong 5 tháng/2023, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt tới 2,03 tỷ USD, đạt mức trị giá xuất khẩu trong 5 tháng cao nhất từ trước tới nay và tăng tới 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, trị giá xuất khẩu hàng rau quả trong 5 tháng/2023 đã tăng tới 608 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 5/2023, trị giá xuất khẩu quả sầu riêng đạt mức cao nhất từ trước tới nay, với 332 triệu USD, gấp hơn 10 lần so với tháng trước. Tính chung lũy kế trong 5 tháng/2023, trị giá xuất khẩu quả sầu riêng đạt tới 503,4 triệu USD, tăng 475,8 trệu USD, gấp hơn 18 lần so với con số 27,6 triệu USD của cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng 1.724%.

Bước sang cuối tháng 6, thông tin cập nhật của Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết dù chỉ mới qua 3 tuần nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của tháng 6 đã vượt kỷ lục của tháng 5 vừa qua khi đạt tới 723 triệu USD, tăng gấp 2,7 lần so với tháng 6/2022.

Xét về thị trường, Trung Quốc luôn là khách hàng lớn nhất của sầu riêng Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này lên tới 477 triệu USD, chiếm 95% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Xuất khẩu loại quả vàng quả bạc này đã tăng hơn 1.700% kể từ đầu năm, Trung Quốc ồ ạt thu mua do diện tích trồng chưa đến 1/1.000 so với Việt Nam - Ảnh 2.

Về diện tích trồng, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã triển khai trồng trọt trái cây nhiệt đới trên khoảng 206.000 hecta ở tỉnh Hải Nam từ những năm 1950. Sầu riêng bắt đầu được trồng từ năm 2020 nhờ công nghệ đẩy nhanh chu kỳ tăng trưởng và hứa hẹn sẽ trở thành giống cây đem lại lợi nhuận chính của đảo. Hòn đảo này đã sẵn sàng cho vụ thu hoạch sầu riêng đầu tiên trong năm nay, với ước tính khoảng 2.411 tấn sầu riêng xuất ra thị trường trong tháng 6 với khoảng 93,3 ha trồng sầu riêng, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin.

Tuy nhiên mới đây Giám đốc Viện Cây ăn quả Nhiệt đới tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam kiêm nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam cho hay sản lượng sầu riêng ước tính chỉ đạt 50 tấn, tức 0,005% tổng lượng sầu riêng tiêu thụ ở Trung Quốc trong năm nay. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 2.450 tấn được đặt ra trước đó.

Theo SCMP, có thể sẽ phải mất nhiều năm nữa đại đa số người tiêu dùng mới có thể mua chúng do sản lượng dự kiến giảm mạnh trong những tháng gần đây, chính vì vậy, đây vẫn sẽ là một thị trường vô cùng tiềm năng cho sầu riêng Việt Nam.

Còn tại Việt Nam, theo Cục Trồng trọt, tính đến cuối năm 2022, diện tích sầu riêng cả nước vào khoảng 110.000ha, tăng khoảng 25.000ha so với năm 2021. Với thực trạng này, diện tích sầu riêng đã vượt khoảng 35.000 ha so với quy hoạch trước đó rằng đến năm 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng, với sản lượng 830.000 - 950.000 tấn.

Trong đó, diện tích sầu riêng ở khu vực Tây Nguyên tăng khá nhanh, đã lên đến hơn 40.000 ha. Trong 5 tháng đầu năm nay, diện tích trồng mới cây sầu riêng tiếp tục tăng mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại