“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới

Jia You |

Cữ mỗi năm Tết đến, “Xuân vận” sẽ trở thành chủ đề được chính phủ và người dân nước này quan tâm bậc nhất.

Những ngày Tết đang cận kề và "Xuân vận" lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Từ phía Nam sang đến phía Bắc, người người nhà nhà thay phiên nhau lên xe, lên tàu và bắt đầu hành trình về quê ăn Tết Âm lịch. Tất cả những hình ảnh này đan xen nhau tạo thành một bức tranh về Lễ hội mùa xuân truyền thống ấn tượng ở Trung Quốc.

"Xuân vận" - hiện tượng văn hóa ăn Tết đặc biệt ở Trung Quốc

“Xuân vận” là từ dùng để chỉ hành trình về quê nghỉ Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc, được biết đến như “cuộc di cư lớn nhất lịch sử nhân loại”. Khái niệm “Xuân vận” được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1980 khi Trung Quốc đang trong quá trình cải cách mở cửa. Đến nay "Xuân vận" đã trở thành bức tranh thu nhỏ hoàn hảo cho quá trình phát triển của nền kinh tế của đất nước đông dân này.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 1.

Thời điểm đó, chính sách cải cách đã tạo ra luồng di cư khổng lồ từ vùng nông thôn đến các thành phố lớn để làm việc, sinh sống và học tập. Cứ mỗi lần đến Tết Nguyên Đán, người người nhà nhà lại về quê để sum họp gia đình, từ đây đã hình thành nên “Xuân vận”. Trong mấy thập kỷ qua, ý nghĩa và hình thức của "Xuân vận" theo thời gian đã có nhiều thay đổi, phản ánh sự phát triển của đất nước và cải thiện cuộc sống của người dân nước này.

"Xuân vận" là chuyện không của riêng ai. Bất cứ người dân nào sống ở Trung Quốc cũng phải trải qua "Xuân vận" một lần trong đời. "Xuân vận" thường diễn ra trong khoảng 20 ngày trước và 20 ngày sau Tết Nguyên Đán, đặc biệt cao điểm vào khoảng một tuần trước Tết (khoản vào ngày 23 tháng Chạp) và một tuần sau Tết.

Cứ mỗi năm Tết đến, “Xuân vận” luôn là đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của chính phủ và người dân. Từ đầu những năm 1980, hàng chục triệu công nhân nhập cư đã tập trung ở Quảng Đông và tạo ra những phép màu kinh tế mới."Xuân vận" vốn là hiện tượng văn hóa đặc biệt của Trung Quốc, những người lao động nhập cư đã làm việc chăm chỉ cả năm đang mong chờ sự đoàn tụ cùng gia đình trong Tết Nguyên Đán.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 3.

Năm 1984, "Xuân vận" đã trở thành cuộc di cư lớn nhất lịch sử khi hành khách vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không và các phương tiện khác ngày một tăng dần. Chỉ trong 4 năm, lưu lượng khách tăng vọt lên 500 triệu người. Đến năm 1994, số lượng hành khách di chuyển về quê ăn Tết đã vượt qua 1 tỷ người và năm 2006 đạt 2 tỷ.

Ông Kim Nhất Binh, chuyên gia vận tải đường sắt Quảng Đông cho biết: “Dưới sự tác động của hàng triệu công nhân nhập cư thì lưu lượng hành khách của Đường sắt Quảng Đông trong dịp Tết Nguyên Đán đã tăng vọt, mỗi năm tăng 5 triệu người, từ 8 triệu người vào năm 1978 tăng lên 54,20 triệu người trong năm 2018, tăng gấp 7 lần”.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, ông cũng giải thích lý do cơ bản nhất cho sự khó khăn này là mọi người đều làm việc rất chăm chỉ và đợi đến dịp Tết sẽ làm bằng mọi giá phải về nhà. Mặc dù trong những năm qua đường sắt và đường cao tốc ở Trung Quốc đã phát triển lên một tầm cao mới nhưng không theo kịp tốc độ di chuyển của hành khách.

Năm nào cũng có “Xuân vận”, nhưng không có nghĩa phải thực hiện một cách cứng ngắt

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 5.

Khi mọi người nghĩ rằng cứ Xuân sang Tết đến thì phải kéo nhau về quê đoàn tụ gia đình, và chính vì điều này đã gây ra hiện tượng quá tải dẫn đến việc triệu người ra đường, triệu cách di chuyển thì có nhiều gia đình đã nghĩ ra nhiều phương án khác nhau để tận hưởng mùa xuân. Ví dụ như lội ngược dòng "Xuân vận" để giảm bớt chi phí đi lại.

Bác Tôn, người ở một vùng quê nghèo đã bằng lòng đi ngược dòng "Xuân vận" để thăm con trai và con dâu. Bác nói rằng, ngoài việc gặp con trai và con dâu thì đây là lần đầu tiên bác đến Quảng Đông.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 6.

“Con trai và con dâu tôi làm việc ở Phật Sơn. Năm nay tôi nghĩ rằng thay vì để chúng trở về quê thì để thuận tiện, tôi quyết định đến Phật Sơn để đón năm mới cùng chúng, vé vừa dễ mua lại vừa tiết kiệm. Tôi chỉ có một mình, chúng nó đến tận 3 người”, bác vui vẻ chia sẻ.

Trường hợp của bác Tôn là một điển hình, bên cạnh đó còn nhiều giải pháp khác như đi du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán, vừa đỡ mất thời gian mà vừa được tận hưởng kỳ nghỉ bên gia đình. Đằng Phi - người làm việc ở Bắc Kinh cho hay, cô đã đặt vé máy bay và khách sạn đến Đại Lý để cùng bố mẹ du lịch.

“Sau giờ làm việc, tôi không có nhiều thời gian để đi chơi với bố mẹ. Vì vậy, năm nay tôi muốn cùng họ đến một nơi khác không phải quê nhà để tận hưởng không khí mùa xuân. Đối với chúng tôi, Tết là thời điểm đoàn viên, chỉ cần ở bên nhau, ở đâu không quan trọng”, Đằng Phi nói.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 7.

Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, đại diện Tổng công ty đường sắt Trung Quốc cho hay "Xuân vận" 2020 năm nay, Trung Quốc đã bán hơn 100 triệu vé tàu Tết trong 8 ngày. Kỳ ngỉ Tết Nguyên Đán năm nay tại Trung Quốc bắt đầu từ 24/1 đến 30/1/2020, trong khi cuộc di cư mùa xuân dự kiến kéo dài 30 ngày từ 18/1 đến 18/2/2020.

Như vậy, vẫn như mọi năm, chỉ có số ít người thay đổi hành trình "Xuân vận" nhưng đa số tất cả những người dân Trung Quốc vẫn cố gắng về quê đoàn tụ cùng gia đình. Đến hẹn lại lên, hình ảnh "Xuân vận" tại ga tàu, bến xe luôn khiến mọi người tò mò.

Cùng xem qua một số hình ảnh “biển người” trong dịp "Xuân vận" mỗi năm:

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 8.

"Xuân vận" vào những năm 1980.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 9.

Hình ảnh người người nhà nhà chờ mua vé ờ nhà ga Trường Sa, Hồ Nam vào năm 1994.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 10.

Hành trình "Xuân vận" của những người trẻ từ Quảng Châu đi Trùng Khánh vào năm 2000.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 11.

Hình ảnh 4 người 3 ghế trên chuyến tàu từ Bắc Kinh đến Trịnh Châu vào năm 2001.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 12.

"Biển người" về quê ăn Tết năm 2007.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 13.

Hình ảnh tại ga Vũ Hán, Hồ Bắc năm 2017.

“Xuân vận” ở Trung Quốc: Nét văn hóa hình thành từ 40 năm trước, đến nay ngày càng phát triển và để lại nhiều hình ảnh ấn tượng với thế giới - Ảnh 14.

Tại ga Quảng Châu năm 2008.

(Nguồn: Xinhuanet, gov)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại