Xu hướng “ngày thứ 2 tối thiểu”: Khi Gen Z từ chối văn hóa bận rộn, làm việc ít nhất có thể để đối mặt với ngày đáng sợ nhất trong tuần

Thanh Tâm |

Các chuyên gia cho biết xu hướng "ngày thứ 2 tối thiểu" xuất hiện khi thị trường lao động thắt chặt và các cuộc đình công gia tăng.

Do ảnh hưởng của đại dịch cũng như suy thoái kinh tế, nhiều công ty đã buộc phải cắt giảm nhân sự. Từ đó, cuộc sống của không ít nhân viên đã bị đảo lộn khi họ buộc phải thích nghi với thói quen làm việc mới khiến họ phải gồng gánh nhiều hơn, chịu trách nghiệm cho nhiều đầu việc hơn nhưng vẫn nhận số lương y như cũ.

Việc này khiến cho họ tự đặt ra câu hỏi rằng công việc có phải là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của họ hay không? Và từ đó, thuật ngữ "ngày thứ 2 tối thiểu" đã ra đời.

 Xu hướng “ngày thứ 2 tối thiểu”: Khi Gen Z từ chối văn hóa bận rộn, làm việc ít nhất có thể để đối mặt với ngày đáng sợ nhất trong tuần - Ảnh 1.

Xu hướng "ngày thứ 2 tối thiểu" nở rộ ở thế hệ trẻ

Từ chối văn hóa làm việc hối hả

Marisa Jo, người sở hữu 154.000 người theo dõi trên TikTok, đã góp phần phổ biến cụm từ "ngày thứ 2 tối thiểu" này bằng một loạt bài đăng chỉ trích việc cô cảm thấy lo lắng và kiệt sức như thế nào vào ngày đầu tiên của tuần mới.

Cô cho biết cô gặp vấn đề với "văn hóa hối hả" tại nơi làm việc. Cô luôn tiếp cận công việc nhanh chóng và dồn mọi sức lực cho nó nhưng kết quả lại khiến Jo không hài lòng và mô tả việc chăm chỉ ngay từ thứ 2 cho đến tận thứ 6 hàng tuần giống như một vòng tròn căng thẳng và kiệt sức.

 Xu hướng “ngày thứ 2 tối thiểu”: Khi Gen Z từ chối văn hóa bận rộn, làm việc ít nhất có thể để đối mặt với ngày đáng sợ nhất trong tuần - Ảnh 2.

Làm việc căng thẳng từ thứ 2 đến thứ 6 khiến nhiều người căng thẳng

Trong một bài đăng vào tháng trước, Jo đã than thở về cách mà cô từng tiếp cận ngày thứ 2 hàng tuần, ngày đầu tiên của chuỗi làm việc 5 ngày liên tiếp.

"Bạn sẽ lập một danh sách việc cần làm dài dằng dặc với suy nghĩ rằng bạn có thể hoàn thành nó hoàn hảo và thoát khỏi căng thẳng công việc nhanh chóng nhưng bạn không bao giờ làm được".

"Bạn luôn tự tạo áp lực cho mình nhiều hơn bất kỳ người sếp nào, vì vậy bạn bắt đầu tự hỏi tại sao mình lại phải làm vậy" - cô nói thêm.

Từ đó, Jo khuyến khích người lao động làm việc ít nhất có thể vào các ngày thứ 2 để từ từ quay trở lại guồng công việc. Bên cạnh đó, Jo cũng cho rằng cơ chế này cũng sẽ giúp mọi người phục hồi năng lượng và tập trung vào những sở thích khác nhằm cân bằng cuộc sống của mình.

 Xu hướng “ngày thứ 2 tối thiểu”: Khi Gen Z từ chối văn hóa bận rộn, làm việc ít nhất có thể để đối mặt với ngày đáng sợ nhất trong tuần - Ảnh 3.

Nhiều nhân viên cố gắng làm việc tối thiểu vào ngày đầu tuần để cân bằng cuộc sống

Xu hướng phản ánh nỗi lòng nhân viên

"Ngày thứ 2 tối thiểu" đánh dấu sự hội tụ của các xu hướng trong thời kỳ đại dịch và suy thoái kinh tế. Theo đó, ranh giới giữa công việc và giải trí bị xóa nhòa trong bối cảnh ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà, thị trường lao động eo hẹp đã tạo đòn bẩy cho nhân viên và những người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội bày tỏ sự thất vọng của mình với công việc.

 Xu hướng “ngày thứ 2 tối thiểu”: Khi Gen Z từ chối văn hóa bận rộn, làm việc ít nhất có thể để đối mặt với ngày đáng sợ nhất trong tuần - Ảnh 4.

Xu hướng này được cho là giúp nhân viên bày tỏ sự thất vọng của mình với công việc

Brooke Duffy, giáo sư truyền thông tại Đại học Cornell, người nghiên cứu tác động của công nghệ mới đối với lao động, nói với ABC News: "Đó là một cơn bão về việc bày tỏ sự không hài lòng một cách công khai trên mạng xã hội. Những suy nghĩ về công việc không chỉ được đăng tải mà còn thu hút được sự chú ý lớn từ những người khác."

Nhờ sự lan tỏa của xu hướng này, bất chấp tình trạng sa thải nhân viên cấp cao tại các công ty như Amazon và Twitter, nhiều người trẻ vẫn quyết định bày tỏ sự không hài lòng với công việc hoặc tự giác hoàn thành tối thiểu công việc để bảo đảm có thời gian dành cho bản thân.

Các chuyên gia cho biết, trong một thị trường lao động chặt chẽ, người lao động thường sử dụng đòn bẩy lớn hơn đối với người sử dụng lao động vì họ có nhiều quyền hạn hơn để tìm kiếm việc làm ở nơi khác.

 Xu hướng “ngày thứ 2 tối thiểu”: Khi Gen Z từ chối văn hóa bận rộn, làm việc ít nhất có thể để đối mặt với ngày đáng sợ nhất trong tuần - Ảnh 5.

Người lao động trẻ bày tỏ sự không hài lòng với công việc trên mạng xã hội và tạo thành xu hướng

Trong khi đó, những con số thống kê về sự không hài lòng trong công việc đã xuất hiện. Theo các nghiên cứu tại Đại học Cornnell, số lượng các cuộc đình công tại nơi làm việc đã tăng 52% vào năm 2022 so với cùng kỳ trước đó.

Những nhân viên làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới như Amazon và Starbucks đã khiến nhiều người bất ngờ khi thành lập công đoàn hơn 260 cửa hàng vào năm ngoái. "Người lao động có nhiều khả năng bỏ việc hơn là bị sa thải. Thậm chí, chính những người chủ cũng sẽ phải hoảng sợ nếu nhân viên của họ gây ồn ào sau khi đã nghỉ việc."

Nguồn: ABC News


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại