Xếp hàng để chờ được... thở: "Địa ngục Covid'' đau lòng quá, Ấn Độ ơi!

J.D |

Tình cảnh tại Ấn Độ đang ngày càng trở nên thê thảm hơn, khi ngay cả quyền được thở cũng khó khăn.

Một giám đốc bệnh viện cho biết, lượng oxy cung cấp cho 25 bệnh nhân nặng nhất đang thiếu hụt trầm trọng. Họ là những người cần nguồn cung oxy cao áp và ổn định để sống sót.

Đó là thảm cảnh xảy ra hồi cuối tuần qua tại rất nhiều bệnh viện lớn ở Delhi, Ấn Độ. Lại một lần nữa, các bệnh viện phải đóng cửa vì thiếu oxy trầm trọng, thứ cực kỳ quan trọng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 1.

Nạn nhân tử vong vì Covid-19 tại Ấn Độ

Hôm 20/4, phải cần đến lời cầu xin khẩn thiết của Thủ hiến Ấn Độ và sự can thiệp của tòa án tối cao, một đợt tái cấp oxy khẩn cấp mới được thực hiện. Đến sáng ngày 23/4, một xe chở oxy xuất hiện tại bệnh viện Sir Ganga Ram, sau khi hơn 60 bệnh nhân đang rơi vào tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Tuy nhiên, làn sóng dịch bệnh ngày càng khủng khiếp đã khiến hệ thống y tế Ấn Độ thất thủ, tạo ra một địa ngục từ những thành phố giàu có nhất cho tới những vùng xa xôi, hẻo lánh.

Xếp hàng chờ được... thở

Bang Maharashtra và Gujarat phía Tây, Haryana ở phía Bắc, và Madhya Pradesh ở miền Trung Ấn Độ, tất cả đều đang thiếu hụt oxy trầm trọng. Tại Uttar Pradesh, một số bệnh viện thậm chí phải treo biển "hết oxy" ngoài cửa, trong khi bệnh viện ở Lucknow thì buộc phải từ chối bệnh nhân, yêu cầu họ tới nơi khác.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 2.

Đám đông xếp hàng chờ đến lượt bơm oxy vào bình. Và đó là nếu còn oxy để mà bơm

Các bệnh viện nhỏ và nhà dưỡng lão ở Delhi cũng đang làm chuyện tương tự. Người dân ở một số thành phố thì tuyệt vọng xếp hàng dài tại trung tâm tái cấp oxy. Họ đông đến mức một nhà máy ở thành phố Hyderabad phải thuê thêm người kiểm soát đám đông, nếu không muốn hỗn loạn xảy ra.

Thiếu giường bệnh, thiếu oxy, nhiều bệnh nhân hấp hối trong lúc chờ đợi. Các bệnh viện gặp khó khăn trong rất nhiều chuyện, từ việc tìm giường cho bệnh nhân, đến cứu sống những ai may mắn có giường. Mạng xã hội ngập tràn tin nhắn van xin được cấp dù chỉ một bình oxy nhỏ thôi.

Suốt 1 tuần qua, tình cảnh này lặp đi lặp lại ở Ấn Độ, như một cơn ác mộng không lối thoát. Dường như, tất cả chỉ chờ đến thời khắc cả nước chẳng còn một bình oxy nào, để mọi thứ sụp đổ.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 3.

Bà lão ngồi vạ vật trên đường với bình oxy bên cạnh - một hình ảnh lay động mạng xã hội

Với những ai từng chứng kiến và vượt qua đợt dịch đầu tiên ở Ấn Độ - từ nhà chức trách cho đến các phóng viên, có lẽ đều thấy cảm giác déjà vu - nghĩa là cực kỳ quen thuộc. Chỉ mới 7 tháng trước, đất nước này từng rơi vào cảnh thiếu hụt tương tự khi số ca nhiễm gia tăng. Lần này cũng vậy, nhưng kinh khủng hơn rất nhiều.

Về cơ bản, các cơ sở y tế tại Ấn Độ sử dụng khoảng 15% lượng oxy cung cấp, phần còn lại thuộc về các ngành công nghiệp khác. Nhưng vì dịch bệnh, gần 90% lượng oxy cung cấp - tương đương 7.500 tấn mỗi ngày - phải chuyển sang mục đích y tế. Con số này cao hơn gấp 3 lần so với đợt dịch đầu tiên hồi giữa tháng 9/2020.

Thế rồi, số ca nhiễm tăng vọt lên 90.000 ca mỗi ngày. 2 tuần đầu tháng 4, con số là 144.000. Còn giờ là trên 300.000 ca, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và con số vẫn tiếp tục tăng.

"Tình hình đang tệ đến mức chúng tôi phải điều trị cho bệnh nhân ngay trên xe cứu thương trong suốt 12h, cho đến khi họ có chỗ trong khoa chăm sóc tích cực (ICU)" - trích lời Bác sĩ Siddheshwar Shinde, giám đốc một bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 tại Pune, một trong những quận ghi nhận số ca nhiễm và tử vong cao nhất. Trong tuần qua, bệnh viện của ông không còn chiếc máy thở nào. Bác sĩ Shinde vì thế phải chuyển bệnh nhân đến các thành phố lân cận.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 5.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 6.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 7.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 8.

Bang Maharashtra nơi Pune tọa lạc cũng nằm trong số những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đất nước, chiếm hơn 1/3 các ca nhiễm hiện nay. Tiểu bang này đang tiêu thụ 1200 tấn oxy mỗi ngày, và tất cả đều được dùng cho bệnh nhân Covid. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Nhu cầu oxy đang tăng quá mạnh, không có dấu hiệu giảm xuống.

"Thường thì các bệnh viện như của chúng tôi sẽ đảm bảo đủ oxy. Nhưng chỉ vài đêm thôi, việc giữ cho bệnh nhân được thở cũng là khó khăn. Có những người chỉ 22 tuổi thôi, nhưng đã cần thở oxy".

Các bác sĩ và nhà dịch tễ học tin rằng số ca nhiễm ấy đã làm trì hoãn chẩn đoán và xét nghiệm, khiến nhiều người phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Càng nhiều người nguy kịch, nhu cầu oxy càng tăng, dẫn đến quá tải.

"Chẳng ai biết khi nào chuyện này sẽ chấm dứt cả".

Vật lộn tìm oxy

Một số bang tại Ấn Độ dường như đã dự tính trước điều này. Bang Kerala phía Nam đất nước đã tăng nguồn cung oxy ngay lập tức, do theo dõi được nhu cầu và dự tính các ca nhiễm gia tăng. Kerala hiện tại đang dư thừa oxy, đủ để gửi đi cứu trợ các tiểu bang khác.

Nhưng đó không phải là Delhi. Bang này cùng một số bang khác không sở hữu nhà máy sản xuất oxy. Họ phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Kế hoạch thiết lập thêm nhà máy sản xuất oxy đang được triển khai, nhưng không có chỗ cho bất kỳ tình huống khẩn cấp nào cả.

Và hơn nữa, nguồn cung oxy cũng gặp rắc rối ngay từ quy trình.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 9.

Các bình oxy được vận chuyển theo quy trình khá nghiêm ngặt, nhưng chậm chạp

Oxy dạng lỏng cần phải được lưu trữ ở nhiệt độ -183 độ C, và vận chuyển qua các bình chứa và xe bồn cỡ lớn. Ở Ấn Độ hiện có khoảng 500 nhà máy làm nhiệm vụ phân tách rồi lọc oxy từ không khí, chuyển tới các bệnh viện theo dạng như vậy. Bệnh viện sẽ bơm và cất giữ oxy trong bồn chứa riêng, rồi theo đường ống chuyển thẳng tới giường bệnh. Các bệnh viện nhỏ thì trữ trong các bình thép hoặc nhôm.

Thông thường, các xe bồn oxy rỗng sẽ xếp hàng trước cửa nhà máy để đợi bơm, và cần 2h để bơm đầy 1 xe. Quá trình vận chuyển cũng sẽ mất thêm vài giờ nữa, bởi các xe bồn phải tuân thủ quy định giới hạn tốc độ nghiêm ngặt - dưới 40km/h. Họ cũng không thường di chuyển vào ban đêm để tránh tai nạn.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 10.

Hơn nữa, nhu cầu oxy với từng cơ sở là rất khó dự đoán, dẫn đến chuyện phân phối oxy hợp lý trở nên khó khăn hơn giữa các bệnh viện.

"Không phải bệnh nhân nào cũng cần lượng oxy giống nhau ở cùng một thời điểm. Việc có bao nhiêu người cần oxy sẽ thay đổi theo từng giờ" - trích lời Bác sĩ Om Shrivastav, chuyên gia dịch tễ từ bệnh viện Mumbai.

"Địa ngục" không tạo ra từ oxy

Trước khi bị khủng hoảng oxy, chính phủ Ấn Độ đã vấp phải nhiều chỉ trích khi cho phép diễu hành bầu cử và nghi lễ tôn giáo đông nhất thế giới của người Hindu được tổ chức, đồng thời không mở rộng đủ chương trình tiêm chủng. Họ gần như chẳng có sự chuẩn bị gì trước làn sóng dịch bệnh quét qua như một cơn sóng thần tai ương nhất.

Các chuyên gia virus học cho biết, việc thiếu hụt oxy thực chất chỉ là một "triệu chứng", hơn là thứ trực tiếp gây ra cơn khủng hoảng này. Thứ cần thiết đáng ra là quy chuẩn an toàn và thông điệp mạnh mẽ đến công chúng, để giữ người dân cảnh giác với virus.

Xếp hàng để chờ được... thở: Địa ngục Covid đau lòng quá, Ấn Độ ơi! - Ảnh 11.

Hỏa táng tập thể tại Ấn Độ

Nhưng rồi khi ca nhiễm giảm mạnh hồi tháng 1/2021, Ấn Độ đã trở nên tự mãn. Họ ảo tưởng về một sự an toàn, dẫn đến chủ quan hơn với đợt dịch lần 2 đầy hung bạo.

Thủ tướng Modi cho biết, hiện chính phủ đã bắt đầu các chuyến tàu đặc biệt chuyên chở oxy đến những nơi cần thiết. Ngoài ra, kế hoạch nhập khẩu 50.000 tấn oxy lỏng đang được thực hiện.

"Chúng tôi đã từng thông báo sẵn lòng tăng cường sản xuất và cần thêm chi phí. Nhưng chẳng ai quan tâm, và giờ đột nhiên họ phải cầu xin thêm oxy" - Rajabhau Shinde, người vận hành một nhà máy sản xuất oxy tại Maharashtra cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại