Xem "Sex and the City", hai vợ chồng tôi xấu hổ nhận ra: Vì sao gia đình giàu có mà con gái mình lại nhút nhát, tự ti như vậy!

Thanh Hương |

Hai vợ chồng tôi đã rút kinh nghiệm và thay đổi cách dạy con.

- Chia sẻ của bà mẹ ở Hà Nội về việc rút ra bài học dạy con từ bộ phim đình đám "Sex and the City":

Tôi năm nay 38 tuổi, chồng 42 tuổi, đều có công việc thu nhập cao trên 40, 50 triệu. Chúng tôi có một cô con gái duy nhất đang học cấp 2 tại một trường tư ở Hà Nội. Cháu có năng lực học tập tốt, gia đình lại có điều kiện nhưng không hiểu sao lúc nào cũng rụt rè, không được tự tin như các bạn trong lớp, không hoạt ngôn

Nhiều lần tôi thậm chí bất lực, không hiểu sao: Bố mẹ giàu có, gia đình khá giả, bản thân cũng xinh xắn mà con cứ ù lỳ.

Cho đến một hôm, hai vợ chồng tôi có thời gian rảnh và cùng nhau ngồi xem lại bộ phim yêu thích "Sex and the City" và nhận ra 1 điều mà bấy lâu nay không nghĩ tới. Trong 4 nhân vật của phim, tôi yêu thích nhất nhân vật Charlotte York. Cô ấy là người luôn theo đuổi sự hoàn hảo nhưng đôi khi lại tự tạo áp lực quá lớn cho bản thân.

Trong một tập phim, Charlotte phải đối mặt với việc không thể có con và cảm giác thất bại trong vai trò làm vợ. Cô đã dành nhiều thời gian cố gắng trở thành “người phụ nữ hoàn hảo” cho Trey MacDougal và gia đình anh, nhưng sự cố gắng này lại khiến cô đánh mất chính mình.

Khi hai vợ chồng ngồi xem lại phim, tôi nhận ra Charlotte chỉ bắt đầu hạnh phúc khi cô học cách chấp nhận những gì cô không thể thay đổi và sống thật với bản thân.

Xem "Sex and the City", hai vợ chồng tôi xấu hổ nhận ra: Vì sao gia đình giàu có mà con gái mình lại nhút nhát, tự ti như vậy! - Ảnh 1.

Bộ phim Sex and the City

Tôi bắt đầu nghĩ tới cách dạy con của mình. Từ nhỏ, tôi đã dạy con phải học giỏi, cư xử đúng mực và tránh mắc lỗi. Tôi luôn nhắc con phải cư xử sao cho "đúng tầm của gia đình mình", đừng để người ta nói "bố mẹ giỏi mà con dốt", như thế thì "xấu mặt bố mẹ lắm", rồi "người khác đánh giá cho".

Có lẽ chính những điều "hăm dọa" đó dần khiến cháu trở nên dè dặt, sợ thử những điều mới và rất ngại nói lên suy nghĩ của mình. Một lần, trong buổi văn nghệ ở trường, cháu từ chối tham gia trình diễn vì sợ làm sai trước mặt bạn bè.

Sau khi xem tập phim của Charlotte, cả hai vợ chồng tôi nhận ra rằng việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào sự hoàn hảo đã làm giảm sự tự tin của con. Tôi nhớ lại một lần con nói nhỏ với mẹ: “Con sợ làm sai, mẹ sẽ thất vọng”.

Giờ nghĩ lại, câu nói đó không chỉ khiến tôi thấy đau lòng mà còn nhận ra rằng sự giáo dục khắt khe của mình đã vô tình tạo ra áp lực lớn cho con.

Tôi và chồng sau đó đã thảo luận và quyết định thay đổi cách nuôi dạy con. Chúng tôi bắt đầu tập trung vào việc khuyến khích con thử những điều mới mà không sợ thất bại. Tôi nhắc nhở con: “Làm sai là một phần của học hỏi, mẹ luôn tự hào vì con đã dám thử”.

Khi con tham gia một cuộc thi kể chuyện ở trường, thay vì nhấn mạnh rằng con phải thắng giải, tôi nói: “Quan trọng là con đã cố gắng và học được điều gì từ lần này”.

Dần dần, con bắt đầu cởi mở, hoạt ngôn hơn, tham gia nhiều hoạt động mà không lo lắng quá mức. Một lần, sau khi hoàn thành bài thuyết trình ở lớp, con chạy về nhà và nói: “Con đã hơi run, nhưng con đã làm được, mẹ ạ!”.

Tôi nhận ra rằng sự tự tin của con không phải đến từ việc tránh sai lầm mà từ việc học cách đối mặt với chúng.

Cảm ơn Charlotte, cảm ơn Sex and the City, nhờ có bộ phim này mà tôi hiểu được: Sự hoàn hảo không phải là mục tiêu cần hướng tới. Quan trọng hơn là dạy con cách chấp nhận bản thân, cả những điểm mạnh lẫn yếu, và khuyến khích con trưởng thành từ những thử thách.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại