Xe thám hiểm này, lần đầu tiên chạm xuống miệng núi lửa trên Sao Hỏa vào tháng 2 năm 2021 cùng chiếc trực thăng Ingenuity, đã thực hiện khám phá bằng cách sử dụng radar xuyên đất – tiết lộ các lớp trầm tích từng thuộc về một hồ nước sau này khô đi thành một vùng đồng bằng khổng lồ.
Phát hiện này làm tăng hy vọng rằng, các mẫu địa chất mà Perseverance thu thập được từ miệng núi lửa quay trở lại Trái đất sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy sự sống cổ xưa từng phát triển mạnh trên Hành tinh Đỏ hiện đã khô cằn. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện này của họ trên tạp chí Science Advances ngày 26/1 vừa qua.
Tác giả chính của nghiên cứu David Paige , giáo sư khoa học hành tinh tại UCLA, cho biết trong một tuyên bố . “Để biết những thứ này hình thành như thế nào, chúng ta cần nhìn thấy bên dưới bề mặt”.
Xe thám hiểm Perseverance của NASA là một phần quan trọng trong sứ mệnh Sao Hỏa năm 2020 trị giá 2,7 tỷ USD. Kể từ khi đến Sao Hỏa, xe thám hiểm này cùng với tàu thám hiểm Curiosity cũ hơn đã tìm kiếm dấu hiệu của sự sống cổ xưa trên bề mặt Sao Hỏa bằng cách di chuyển qua miệng núi lửa Jezero dài 48 km, thu thập hàng chục mẫu đá để cuối cùng quay trở lại Trái đất.
Trong ba năm, tàu thám hiểm đã đồng hành cùng trực thăng Ingenuity, thực hiện chuyến bay thứ 72 và cũng là chuyến bay cuối cùng trên bề mặt sao Hỏa vào ngày 18/1.
Perseverance có kích thước bằng một chiếc ô tô được trang bị bảy thiết bị khoa học, một trong số đó là Máy tạo ảnh radar cho Thí nghiệm dưới bề mặt sao Hỏa (RIMFAX). Bằng cách bắn các tín hiệu radar xuống đất cứ sau 10 cm trong suốt hành trình dài và đơn độc của mình, xe thám hiểm này đã xây dựng một bản đồ các xung phản xạ từ độ sâu khoảng 20 m bên dưới bề mặt miệng núi lửa sao Hỏa.
Giờ đây, bản đồ radar này đã tiết lộ sự tồn tại của các trầm tích cho thấy miệng núi lửa từng bị ngập trong nước của một hồ nước khổng lồ. Giống như các hồ khô trên Trái đất, trầm tích của nó được vận chuyển bởi một con sông hình thành nên một đồng bằng rộng lớn, trước khi bị lắng đọng và phong hóa bởi hai giai đoạn xói mòn riêng biệt.
Paige cho biết: “Những thay đổi mà chúng tôi thấy được bảo tồn trong thành phần đá trong môi trường sao Hỏa. Thật tuyệt khi chúng tôi có thể thấy rất nhiều bằng chứng về sự thay đổi trong một khu vực địa lý nhỏ như vậy, điều này cho phép chúng tôi mở rộng những phát hiện của mình ra quy mô của toàn bộ miệng núi lửa”.
Vì sự sống trên Trái đất phụ thuộc nhiều vào nước, nên bằng chứng về nước trên Sao Hỏa có thể là manh mối quan trọng cho thấy hành tinh này từng là nơi sinh sống của sự sống - hoặc sự sống có thể vẫn còn ở đó. Nhưng bằng chứng về sự sống trên hành tinh láng giềng khắc nghiệt này vẫn còn khó nắm bắt và cần thêm nhiều bằng chứng hơn nữa.