Pháp dồn quân
Theo nguồn tin này, ngày 25/3, Pháp đã triển khai các trang thiết bị hạng nặng cho đơn vị của nước này thuộc một tiểu đoàn NATO tại Estonia.
"Chuyến tàu đầu tiên chở trang bị quân sự cho đơn vị quân đội Pháp đã đưa hơn 30 phương tiện (hạng nặng) tới ga tàu hỏa Tapa, 4 chiếc tăng Leclerc sẽ được đưa tới đây vào cuối tháng 3/2017", nguồn tin cho biết.
Theo kế hoạch được Estonia công khai, tổng số, đơn vị này của Pháp sẽ được bàn giao 13 xe chiến đấu bộ binh VBCI cũng như hàng chục xe bọc thép chở quân VAB và xe thiết giáp địa hình VBL...
Xe tăng Leclerc của Pháp
Việc triển khai tiểu đoàn quân đội NATO này tai thành phố Tapa sẽ hoàn thành trong tháng 4/2017. Đến khi đó sẽ có khoảng 800 binh lính Anh và 300 lính Pháp sẽ hiện diện tại quốc gia Baltic này.
Trước khi Pháp có sự điều động vũ khí quy mô lớn này, tại hội nghị Thượng đỉnh hồi tháng 7/2016, NATO đã quyết định triển khai thêm quân tới khu vực Baltic.
Các quốc gia đồng minh này đã đồng ý triển khai 4 tiểu đoàn đa quốc gia tới Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan. Cùng với đó, sẽ có khoảng hơn chục quốc gia thành viên NATO cam kết sẽ đóng góp quân.
Nga sẵn sàng
Việc Pháp bất ngờ tăng cường sự hiện tại Baltic bằng lực lượng tăng thiết giáp hạng nặng đã không khiến Nga bất ngờ và Moskva đã có sẵn kịch bản cho tình huống này. Theo Thượng tướng Victor Bondarev, cùng với thành lập đơn vị chuyên chống tăng, Nga sẽ bắt đầu tiếp nhận một loại tên lửa mới vào năm 2017.
"Chúng tôi đang tiến hành nâng cấp tên lửa và trong năm 2017 sẽ đưa vũ khí vào phục vụ và đánh giá toàn bộ chương trình", tướng Bondarev cho biết. Dù tiết lộ về đơn vị chống tăng mới nhưng quan chức Bộ Quốc phòng Nga chưa nêu chi tiết tên gọi và đặc tính kỹ thuật của tên lửa mới.
Trong cuộc họp báo tại Ashuluk, ông cũng giới thiệu các đơn vị tên lửa tự hành chống xe tăng thế hệ mới Kornet-D1. Đây là hệ thống vũ khí chống xe tăng chiến đấu chủ lực (ATGM) thế hệ mới của quân đội Nga.
Hệ thống chống tăng Kornet-EM
Nó sử dụng tên lửa Kornet-EM ở cả 2 biến thể áp nhiệt và đầu đạn lõm nổ lại chống xe tăng. Dòng tên lửa này có khả năng bắn 2 quả tên lửa chưa đầy 1 giây, để phá hủy xe tăng địch nhanh chóng hơn.
Mặc dù vậy, vị tướng Nga không hề tiết lộ đơn vị chống tăng mới sẽ được triển khai trên trận tuyến nào. Tuy nhiên, theo tờ The Times, rất có thể đơn vị này được Nga thành lập nhằm đối với với lực lượng của NATO đang dần tiến về Đông Âu.
Theo nguồn tin này, hồi đầu tháng 6/2016, Anh đã quyết định triển khai 1.000 binh sĩ cùng xe tăng mạnh nhất của mình là Challenger 2 đến Baltic theo kế hoạch tăng cường quân sự của NATO để đối phó Nga.
"Chúng tôi đang cân nhắc tăng cường hiện diện ở các quốc gia Baltic và dọc sườn phía đông châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới", tờ The Times (Anh) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Michael Fallon cho biết.
Việc Anh triển khai Challenger 2 đến Baltic được coi là cơn ác mộng với đối tượng bị nó tấn công. Bởi theo bảng xếp hạng của Focus năm 2015, tăng Challenger 2 đứng trên cả tăng huyền thoại của Mỹ là Abrams, ăn đứt tăng T-90 của Nga, khiến tăng AMX-56 của Pháp lép vế...
Tạp chí Focus cho rằng, điều làm nên sức mạnh của Chanlenger 2 là bởi chúng được trang bị công nghệ giáp phòng vệ Chobham tối tân (hợp kim siêu cứng titan cacbua và tungsten bên cạnh gốm và thép truyền thống), lớp giáp này được đánh giá là có khả năng vô hiệu hóa hầu hết các loại đạn, tên lửa chống tăng trên thế giới.
Nếu thực sự việc Nga thành lập đơn vị chuyên chống tăng để đối phó với NATO, đặc biệt là dòng tăng Challenger 2 và Leclerc, thì đây sẽ là cuộc đối đầu nảy lửa bởi Kornet-D1 là phiên bản tên lửa chống tăng thế hệ mới của Nga trong khi những chiến tăng trên được đánh giá là dòng tăng tốt bậc nhất thế giới.