"Xe ôm, taxi" khóc ròng vì xăng lên giá

Hải Sơn |

(Soha.vn) - “Xăng tăng cao thế này mà không tăng tiền thì sẽ bị lỗ hoặc không có lãi. Mà lấy giá cao thì rất khó kiếm được khách” - anh Ba, một người chạy xe ôm chia sẻ.

Xe ôm rơi vào cảnh… thất nghiệp

Việc xăng dầu tăng giá đã gây xáo trộn tới cuộc sống của người dân, ảnh hưởng trực tiếp tớp miếng cơm manh áo của người lao động, nhất là với những người làm nghề lái xe ôm và taxi.

Tại khu vực đường Trần Duy Hưng (gần siêu thị Big C Hà Nội), những người lái xe ôm ngồi bên quán nước ven đường bàn tán xôn xao về việc xăng dầu tăng giá. Từ vài ngày nay, đây là chủ đề chính trong câu chuyện hàng ngày của họ.

Mặt ai nấy đều buồn thiu vì vẫn phải “vểnh râu” chờ khách. Thậm chí, "có tài xế thì nằm vật vờ trên yên xe cả tiếng đồng hồ mà cũng chẳng có “ma” nào gọi…".

Xăng dầu tăng giá, nhiều xe ôm rơi vào cảnh nhàn rỗi.

Xăng dầu tăng giá, nhiều người làm nghề xe ôm rơi vào cảnh nhàn rỗi.

Anh Nguyễn Văn Ba (43 tuổi, quê ở Kim Bảng - Hà Nam) người đã có thâm niên mấy năm chạy xe ôm nói: “Xăng tăng cao thế này mà không tăng tiền thì sẽ bị lỗ hoặc không có lãi. Mà lấy giá cao thì rất khó kiếm được khách”.

Theo anh Ba, hai hôm nay, anh cũng phải từ chối khá nhiều "cuốc xe" vì khách trả rẻ quá. Nhiều người chấp nhận cảnh chen lấn để đi xe bus cho đỡ tốn kém. Tuy nhiên, một số tài xế vẫn tự tăng giá xe ôm khoảng 1.000 - 3.000 đồng/km để bù lại chi phí xăng dầu.

“Tôi giờ nuôi hai con đang đi học cao đẳng ở Hà Nội nữa. Mỗi đứa tháng ngốn hết 2 triệu (đồng), vợ thì làm công việc tự do mà khách khứa ế ẩm thế này không biết xoay sở sao đây? Thôi bớt một tí còn có đồng ra đồng vào cho các cháu ăn học vậy chứ không thì đói cả nhà mất” - anh Ba tâm sự.

Chú Hoàng Văn Quang, làm nghề lái xe ôm ở bến xe Mỹ Đình.
Chú Hoàng Văn Quang, làm nghề lái xe ôm ở bến xe Mỹ Đình.

Chú Hoàng Văn Quang (60 tuổi, nhà ở thị trấn Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội), chạy xe ôm ở khu vực bến xe Mỹ Đình, cho biết: “Giá xăng tăng nhưng mình vẫn phải giữ nguyên mức giá cũ vì sợ họ chê đắt lại mất khách.

Bây giờ phải chịu lãi ít đi một tý, nếu trước lãi 10 - 15 nghìn đồng/chuyến thì nay 5.000 đồng cũng phải đi. Muốn tăng cũng phải tăng dần dần thì khách mới chịu được”.

“Cái nghề xe ôm suốt ngày hít khói bụi như chúng tôi phục vụ là chính chứ lãi lờ chẳng đáng là bao. Hơn chục năm làm cái nghề này, nhưng cứ cái đà này chắc cũng khó ở lắm rồi!” - chú Quý, quê ở Nam Định bộc bạch.

Mòn mỏi trông ngóng khách.
Mòn mỏi trông ngóng khách.

Thu nhập của tài xế taxi giảm đi trông thấy

Dân chạy xe ôm khổ một thì tài xế taxi khổ mười. Xe ôm là nghề tự do, giá cước thế nào là do thoả thuận giữa khách với lái xe. Còn taxi thì không thế, giá cước do hãng quy định. Mặc dù xăng lên giá nhưng lái xe vẫn chỉ được hưởng 50% doanh thu hàng ngày, xăng phải tự túc.

Anh Đào Đình Ánh, quê Thái Bình lên Hà Nội thuê nhà chạy taxi cho hãng taxi CP, cho biết: “Xăng tăng giá làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống chúng tôi. Với những người như tôi thì còn khó hơn rất nhiều, vì tôi phải tính toán chi ly chuyện ăn ở sinh hoạt trên đất Hà Nội, cái gì cũng đắt đỏ”.

Anh Ánh chia sẻ: “Tính đơn giản nhất, mỗi buổi sáng chúng tôi đổ từ 200 - 400 nghìn đồng tiền xăng. Định mức một xe khoảng gần 10 lít/100 cây. Tỉ lệ ăn chia thực tế hiện nay là lái xe khoảng gần 50 % doanh thu, còn lại là của hãng.

Với mức giá trước kia mà taxi CP đưa ra là 14.300 đống/km thì nay tăng thêm 600 đồng nữa để bù lỗ. Mấy hôm nay anh em không dám di chuyển để đón khách. Lỡ mà đón hụt một chuyến thì coi như cả ngày làm không công”.

Lái xe taxi cũng ngao ngán vì xăng dầu tăng giá, khách đi giảm hẳn.
Lái xe taxi cũng ngao ngán vì xăng dầu tăng giá, khách đi giảm hẳn.

“Mỗi lần giá xăng tăng thì thu nhập lại càng giảm vì chi phí xăng dầu hàng tháng là mình tự lo, thu nhập đã không được bao nhiêu nên cuộc sống càng khó khăn hơn trước” - anh Nguyễn Văn Toán, lái xe cho hãng taxi Mai Linh, cho hay.

Nói về vấn đề tăng giá cước taxi sắp tới anh Toán cho biết, lúc trước khi giá xăng, giá cước chưa tăng thì khách đi lại cũng nhiều, trừ chi phí xăng xe thì thu nhập hàng tháng của anh cũng vào khoảng 6 triệu đồng. B

ây giờ, giá xăng tăng, giá cước cũng tăng lượng khách đi lại cũng rất ít vì thế công việc chơi dài khiến cho thu nhập bây giờ của anh giảm đi trông thấy.

“Nói chung là giá xăng tăng, giá cước tăng thì chỉ khiến những người tài xế như mình thêm khó khăn vất vả thôi. Chả biết khi nào xăng mới giảm nữa” - anh Toán tâm sự.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại