Vụ hổ cắn đứt tay du khách ở Nghệ An: Đền tiền có hết trách nhiệm?

Nhất Nam |

Theo luật sư, trong sự việc hổ cắn đứt tay nữ du khách (Nghệ An), theo thông tin trên báo chí nữ du khách cũng có lỗi song cơ sở cần tăng cường đảm bảo an toàn.

Liên quan đến vụ việc chị Trần Thị Yến (20 tuổi, trú huyện Tân Kỳ, Nghệ An) bị hổ cắn đứt cánh tay khi cùng chồng là Hồ Đăng Khánh (30 tuổi) và nhóm 4 cặp vợ chồng đi tham quan khu du lịch sinh thái Trại Bò ở xã Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) khiến dư luận bàng hoàng.

Trao đổi với luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội) xung quanh vụ việc.

Luật sư Thanh phân tích: Theo thông tin trên báo chí cho biết, chị Trần Thị Yến khi tham quan khu du lịch sinh thái Trại Bò (xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã đứng níu tay vào song sắt chuồng hổ để xem hổ đang ngủ nên bị hổ vồ cắt cứt một cánh tay.

Nếu đúng như vậy thì có thể thấy rằng chị Yến đã tự đưa mình vào hoàn cảnh nguy hiểm.

Bản thân chị Yến cũng có một phần lỗi khi sự việc xảy ra, bởi lẽ yêu cầu chung của các cơ sở nuôi thú hoang dã là người tham quan phải đứng ngoài hàng rào bảo hiểm ngăn cách chuồng một khoảng cách an toàn.

Được biết, lãnh đạo khu du lịch sinh thái nói trên đã thăm hỏi và thỏa thuận việc bồi thường, hỗ trợ cho chị Yến. Hành động tích cực này rất đáng được ghi nhận.

Trong tình huống ngược lại, nếu cơ sở xảy ra sự việc không bồi thường thì dễ phải đối mặt với kiện tụng.

Cũng theo thông tin trên báo chí ngoài chị Yến còn có một số khách tham quan khác cũng trèo để xem hổ qua sự việc này.

Hy vọng rằng khu du lịch sinh thái Trại Bò nói riêng và các cơ sở có hoạt động tương tự nói chung cần tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham quan, tránh để xảy ra các tình huống đáng tiếc như vừa rồi.

Trước đó vào năm 2009, một vụ hổ cắn chết người cũng từng xảy ra tại khu du lịch Đại Nam khiến nhiều người kinh hoàng.

Trao đổi với PV Người đưa tin về cách nuôi nhốt hổ nói riêng và thú giữ nói chung, lãnh đạo Vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội) cho biết:

Đối với các loài thú giữ khi nuôi nhốt cho khách tham quan cần có chuồng trại đảm bảo an toàn, đặt biển báo nguy hiểm đồng thời phải có nhân viên túc trực để nhắc nhở du khách.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Vườn thú Thủ Lệ cũng từ chối đưa ra bình luận trước sự việc xảy ra tại Nghệ An vừa qua.

 - Ảnh 2

Hổ trắng sinh tồn tại khu sinh thái Mường Thanh.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng nữ du khách đã có lỗi khi cố tò mò để xem hổ và xảy ra sự việc. Bên cạnh đó có người cho rằng cả đôi bên đều có lỗi bởi khi xây chuồng trại cho thú dữ cần khoảng cách hơn một mét cách hàng rào.

Trước thực trạng trong thời gian gần đây có nhiều trường hợp động vật hoang dã hung dữ được nuôi ở các cơ sở tư nhân gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Ngày 15/1/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 396/CT-BNN-TCLN về tăng cường công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tập trung thực hiện các giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý các trại nuôi, hoạt động mua bán, sử dụng động vật hoang dã, đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo quy định chung, các cơ sở được phép nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc các loại động vật hoang dã khác phải tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi nhằm đảm bảo an toàn cho người và cho môi trường.

Trong trường hợp chuồng, trại nuôi không đúng quy định, chủ cơ sở sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 21 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại