Sự việc bác sỹ thẩm mỹ viện Nguyễn Mạnh Tường làm chết người rồi vứt xác xuống sông Hồng để phi tang gây rúng động dư luận trong thời gian vừa qua. Nhiều người bàng hoàng, sửng sốt trước y đức, lương tâm của vị bác sỹ này trước hành động quá tàn nhẫn, mất nhân tính này. Câu hỏi đặt ra là, vậy câu chuyện dạy y đức cho sinh viên trong các trường đào tạo ngành y là như thế nào?
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hữu Tú – Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội khẳng định: “Nhà trường luôn chú trọng đến việc giảng dạy đạo đức của người thầy thuốc cho sinh viên, học viên của trường trong việc khám chữa bệnh, hành nghề y. Đây là một tiêu chí rất quan trọng, được đề cao trong đạo tạo của trường đặc biệt là trong thời gian gần đây”.
Cụ thể, ngay từ khi nhập trường, sinh viên đã được học lời thề Hippocrates, học tấm gương Hải Thượng Lãn Ông, 12 điều Y đức Việt Nam...Đến năm thứ 2, thứ 3, sinh viên tiếp tục được học về y đức y xã hội học, kỹ năng giao tiếp, ứng xử nghề nghiệp trong suốt quá trình học tập và thực hành lâm sàng. Bộ môn Y xã hội học và Y đức được nhà trường thành lập là đầu mối nghiên cứu và giảng dạy về đạo đức ngành y do chính thầy hiệu trưởng làm trưởng bộ môn.
Bên cạnh việc dạy bộ môn Y xã hội học và Y đức cho sinh viên, PGS.TS Nguyễn Hữu Tú cho biết nhà trường luôn khuyến khích và chỉ đạo giảng viên lồng ghép giảng dạy y đức vào tất cả các môn học, đặc biệt các môn học lâm sàng.
“Chúng tôi không chỉ dừng ở việc giảng dạy bộ môn Đạo đức y học cho sinh viên thông thường. Tuy nhiên, theo tôi không phải cứ học đầy đủ đạo đức ngành y là có thể trở thành bác sỹ có đủ y đức, điều đó còn tùy thuộc đáng kể vào sự rèn luyện cá nhân và cả quá trình giáo dục từ nhỏ đến lớn, phải nói là cần cả 3 thành tố gia đình, các nhà trường và xã hội”, PGS Nguyễn Hữu Tú cho biết.
Giải thích về điều này, ông Tú cho rằng, y đức của người bác sỹ được hình thành phải dựa trên nền tảng đạo đức chung, từ việc giáo dục trong gia đình, các trường học phổ thông, từ cuộc sống thực tế, môi trường làm việc...Và khi sinh viên được đào tạo về y đức trong trường ĐH Y, các em sẽ có thêm khái niệm, hiểu biết, quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. Tiếp tục rèn luyện và học tập trong môi trường thực tế khi đi làm mới có y đức hoàn chỉnh.
“Một sinh viên ngoan, nhân cách tốt, học giỏi, khi ra trường gặp môi trường làm việc không lành mạnh, nếu bản thân không đủ bản lĩnh thì vẫn có thể bị lôi kéo, cám dỗ làm việc xấu, vi phạm y đức…Đừng nghĩ học đầy đủ y đức trong trường y là có thể chắc chắn trở thành bác sỹ có y đức, mà bản thân người bác sỹ phải rèn luyện không ngừng trong quá trình làm việc, công tác tại cơ sở y tế, hơn nữa xây dựng và để y đức tồn tại cũng cần có trách nhiệm và sự quyết tâm của toàn xã hội”, Phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội nhấn mạnh.
Bày tỏ quan điểm về hành động của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, ông Tú cảm thấy rất buồn, khó có thể tin được hành động tàn nhẫn của một đồng nghiệp.
Có thể nói, từ ngàn xưa y đức của người thầy thuốc mới là điều quan trọng, được đưa lên hàng đầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, câu chuyện lương tâm của người thầy thuốc được đem ra ‘mổ xẻ’ nhiều hơn từ những vụ việc gây phẫn nộ trong dư luận như sản phụ chết, tắc trách của bác sỹ, nhận phong bì của người khám chữa bệnh, hiện tượng người nhà bao vây bệnh viện…Chính vì thế, việc dạy và rèn luyện y đức cho sinh viên ngành y quan trọng hơn bao giờ hết ở ngay trên giảng đường.
Những thông tin đặc biệt vụ trọng án: Đi thẩm mỹ viện bị chết, bác sỹ ném xác xuống sông Hồng (cập nhật liên tục)
* Nhiều "nhà ngoại cảm" ra sông Hồng "phán", nạn nhân vẫn bặt tăm
* Nước mắt mẹ GĐ thẩm mỹ ném xác khách hàng: "Tôi không dám xem TV"
* Chồng nạn nhân bị ném xác hốc hác, thẫn thờ bên sông chờ vợ Toàn bộ thông tin vụ việc: BẤM VÀO ĐÂY |