>>> Bắt “rồng đất”: Người Hải Dương - Hải Phòng bỏ túi cả trăm triệu/đêm
>>> Cận cảnh mua bán "lộc trời" đút túi trăm triệu/ngày tại Hải Phòng
Về đất Tứ Kỳ, Hải Dương hỏi nhà bà Bùi Thị Oanh hầu hết ai cũng biết.
Để tìm hiểu rõ hơn về việc thu mua cũng như phân phối và xuất khẩu loài vật được ví như “lộc trời” này, PV đã tìm đến cơ sở thu mua của bà Oanh, tại xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Nhân công tháo dỡ những mẻ rươi được đưa về cơ sở của bà Oanh.
Theo như chia sẻ của bà chủ cơ sở buôn bán loài "rồng đất" (cách gọi khác của rươi) này, mỗi ngày cơ sở của bà thu mua hàng tạ, thậm chí hàng tấn rươi.
Việc thu mua rươi diễn ra cao điểm vào những ngày chính vụ, từ giữa tháng 9 và đầu tháng 11 Âm lịch. Đây là thời điểm rươi nổi nhiều.
"Bình thường gia đình thu mua với số lượng khoảng 5 - 7 tạ/ngày.
Nếu như đầu vụ, hoặc vào những ngày rươi nổi nhiều, người dân vớt được nhiều thì gia đình có thể thu mua 4 đến 5 tấn/ngày", bà Oanh nói.
Khi rươi được đưa về cơ sở, giá thành của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng rươi to hay nhỏ. Nếu như rươi hồng và to thì sẽ có giá cao hơn và ngược lại nếu như rươi nhỏ thì sẽ có giá thấp.
Nói về giá thành nhập rươi, bà Oanh cho biết: "1 kg rươi nhập vào tại cơ sở của bà Oanh có giá dao động từ 350.000đ - 500.000đ/1kg đối với rươi nhỏ.
Đối với rươi to, chất lượng hơn thì có giá từ 400.000đ - 520.000đ/1kg".
Còn đối với rươi xuất ra thị trường các tỉnh và nước ngoài thì giá sẽ cao hơn.
Theo đó, với việc đầu tư thu mua và phân phối rươi như trên, mỗi ngày bà Oanh có thể thu về hàng chục triệu đồng.
Không ngần ngại tiết lộ về lợi nhuận thu về từ loài "rồng đất", bà Oanh cho biết, mỗi năm cơ sở của bà thu mua và xuất ra thị trường hàng chục tấn rươi. Số tiền thu về lên đến hàng tỷ đồng.
Những người đến nhập rươi của bà Oanh không chỉ ở địa phương hay ở những tỉnh thành lân cận, mà những khách hàng ở xa cũng về đây chọn cho mình một mẻ rươi vừa ý.
“Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa rươi là tôi đánh xe về đây để nhập hàng.
Rươi ở đây được cái đảm bảo, người ta vừa mang đến là mình cũng nhập luôn nên không phải lo về chất lượng”, ông Đỗ Hoàng Việt, chủ nhà hàng Vạn Chài tại Hà Nội cho biết.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi lại tại cơ sở thu mua rươi của bà Bùi Thị Oanh:
Sau đó rươi lại được đổ ra chậu để cân lấy sản lượng thực và đóng vào khay chuyên dụng.