Thay đổi lễ hội đập trâu đến chết: "Cần bàn bạc với chúng tôi"

Hoàng Đan - Hải Sơn |

Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết, lễ hội Cầu Trâu được thực hiện theo đúng truyền thống của làng xã nhưng với những nghi lễ không còn phù hợp cần phải loại bỏ.

Những hình ảnh phản cảm khi 12 "con chùa" thực hiện nghi lễ dùng vồ đập đầu trâu đến chết trong lễ hội Cầu Trâu Hương Nha (Tam Nông, Phú Thọ) đang tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Bùi Đình Thi, Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết, lễ hội Cầu Trâu tại xã Hương Nha được thực hiện theo đúng truyền thống của lãng xã.

Về những ý kiến cho rằng, nghi lễ Cầu Trâu phản cảm và cần phải thay thế, ông Thi cho rằng, việc thay thế sẽ cần phải có thời gian và trên cơ sở tham vấn ý kiến của cộng đồng.

"Đối với nghi lễ Cầu Trâu sẽ phải thay đổi nhưng việc thay đổi cần thông qua thuyết phục cộng đồng tự thay đổi thay vì cấm bằng lệnh hành chính trên cơ sở điều chỉnh giá trị của cộng đồng với các giá trị hiện đại.

Ngoài tham vấn cộng đồng sẽ phải tổ chức điều tra xã hội học và ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa", ông Thi cho hay.

Ông Bùi Đình Thi - Chủ tịch UBND huyện Tam Nông.

Ông Bùi Đình Thi - Chủ tịch UBND huyện Tam Nông.

Ông Thi cũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của T.S Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo về nghi thức hiến sinh trong lễ hội là nên sử dụng nghi thức thay thế thông quá thuyết phục cộng đồng.

Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyễn tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng, đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tinh thần thượng võ, nhân văn.

Xem xét kỹ lưỡng, thấu đáo, loại bỏ các hình thức nghi lễ không phù hợp, nhất là trong phục dựng.

Trên tinh thần đó, theo ông Thi, trong thời gian tới, huyện sẽ tiến hành rà soát tổng thể các lễ hội trên địa bàn để kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội.

"Không để những nghi lễ chưa hướng thiện ảnh hưởng đến giá trị cuộc sống hiện tại, song cũng không làm mất đi những giá trị truyền thống cần được tôn vinh gắn liền với làng xã", ông Thi bày tỏ.

"Cần bàn bạc với nhân dân chúng tôi"

Trước đó, trao đổi với chúng tôi, ông Lương Quang Chiểu, thành viên tổ lễ tế trong lễ hội Cầu Trâu cũng bày tỏ, đúng là nếu du khách thập phương và những người ngoài khi nhìn vào thì sẽ thấy việc các "con chùa" dùng vồ đập trâu đến chết là phản cảm, dã man.

Lễ cầu Trâu bắt đầu, 12 thanh niên thực hiện lễ cầu. Họ dùng vồ đập đất thay phiên nhau nện vào đầu trâu cho đến khi trâu lễ gục xuống đất mới thôi.
Lễ cầu Trâu bắt đầu, 12 thanh niên thực hiện lễ cầu. Họ dùng vồ đập đất thay phiên nhau nện vào đầu trâu cho đến khi trâu lễ gục xuống đất mới thôi.

"Đúng là khi tôi đứng ở đó cũng nghe thấy nhiều ý kiến nói là phản cảm, dã man quá, thậm chí, người nuôi trâu còn không dám xem các "con chùa" tiến hành Cầu Trâu.

Nhưng đây là truyền thống từ bao nhiêu đời nay của quê hương chúng tôi vẫn thực hiện nghi lễ Cầu Trâu như vậy.

Từ khi được khôi phục đến giờ đã có 9 - 10 con trâu được đưa ra làm lễ Cầu Trâu và không nhận được sự phản ứng gì

Và trước khi tổ chức lễ hội, chúng tôi đều họp người dân và chính dân làng góp tiền để mua trâu. Khi thực hiện xong nghi lễ thì một phần thịt để tế lễ, phần còn lại là dư huệ để chia cho bà con.

Mọi người đều đồng nhất, ủng hộ, không có vấn đề gì", ông Chiểu chia sẻ.

Ông Chiểu cũng nhấn mạnh, nếu bỏ lễ hội Cầu Trâu thì không thể được vì đó là bản sắc văn hóa của quê hương, nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương dưới thời Hai Bà Trưng.

"Tuy nhiên, việc thay thế nghi lễ để phù hợp với thời đại hiện nay theo tôi là cần thiết. Nhưng sẽ phải lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân để mọi người góp ý vì đây là lễ hội của nhân dân chúng tôi", ông Chiểu nói.

Ngay sau khi nhận được thông tin này, trao đổi với chúng tôi vào chiều tối 28/2, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ phúc lợi động vật, Tổ chức động vật châu Á đã bày tỏ sự kịch liệt phản đối nghi lễ mang tính tàn ác đối với động vật trong lễ hội Cầu Trâu.

"Cũng giống như lễ chém lợn ở Bắc Ninh, lễ hội Cầu Trâu có lối đối xử tàn ác, phi nhân đạo đối với động vật. Những lễ hội này đều có ảnh hưởng tới xã hội về nhiều mặt và không nên được tiếp tục.

Tổ chức động vật châu Á kịch liệt phản đối và kêu gọi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan có thẩm quyền can thiệp nhằm chấm dứt những lễ hội phản cảm này", ông Thanh nhấn mạnh.

 
NHÀ NGHIÊN CỨU BÙI TRỌNG HIỀN
Tôi cho rằng rất đáng tiếc vì đã phục dựng quá nhiều những giá trị thời trung cổ mà vốn nó đã chết từ lâu rồi. Người ta đang quay lại tín ngưỡng “mọi vật hữu linh”, coi hòn đá, gốc cây là thiêng rồi thắp hương, khấn vái.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại