TBT Kim Quốc Hoa trực tiếp điều tra tài sản khủng của ông Truyền

Hoàng Đan |

(Soha.vn) - "Chúng tôi không thâm thù với Thanh tra Chính phủ. Việc chúng tôi làm hoàn toàn vì dân, đúng chức năng của báo chí...", ông Kim Quốc Hoa khẳng định.

Bài 1: Ông Trần Văn Truyền lên tiếng vụ có nhiều biệt thự "khủng"

Bài 2: Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre nói về biệt thự của ông Trần Văn Truyền

Bài 3: TBT Kim Quốc Hoa: "Đủ cơ sở đưa tin về biệt thự của ông Truyền"

Bài 4: Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre

Bài 5: Dinh thự "khủng" của ông Trần Văn truyền qua lời kể của hàng xóm

Bài 6: Ông Truyền được "em kết nghĩa" biếu tiền xây biệt thự "khủng"

Bài 7: Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang

Bài 8: Nếu là chủ những căn biệt thự sang trọng đó... tôi sẽ xấu hổ

Bài 9: Phó Ban Nội chính TƯ: Vụ ông Truyền không phải nhiệm vụ của Ban

Bài 10: Sau hội chứng "một ông anh" sẽ đến trào lưu "một người em"?

Bài 11: Chủ nhiệm VP Chính phủ: Khó mà trả lời được vụ ông Truyền

Bài 12: TBT Kim Quốc Hoa: "Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm"

Bài 13: Vụ ông Truyền "bổ nhiệm cán bộ ồ ạt": Bộ Nội vụ nên vào cuộc

Bài 14: Phải thanh tra tất cả hồ sơ của cán bộ do ông Truyền bổ nhiệm"

Bài 15: Mưu kế "cái đinh gỉ" và chuyện dinh thự ông Trần Văn Truyền

Những ngày qua, hàng loạt các thông tin liên quan đến vấn đề đất đai, biệt thự khủng của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ khiến dư luận quan tâm đặc biệt. Sau chuyện dinh thự "khủng", báo Người Cao Tuổi tiếp tục đăng tải "câu chuyện" ông Trần Văn Truyền đã kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi nghỉ hưu, trong đó có rất nhiều người không nằm trong quy hoạch, hoặc non kém về năng lực...đã khiến dư luận xôn xao.

Để có cái nhìn khách quan, chính xác hơn về những thông tin này, vào chiều ngày 4/3, chúng tôi đã hẹn gặp và trao đổi khá thẳng thắn với ông Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi.

Theo ông Kim Quốc Hoa, để có được các thông tin về số tài sản về đất đai, biệt thự khủng của ông Truyền, báo Người Cao Tuổi và trực tiếp ông đã vào tận Bến Tre để chỉ đạo phóng viên thực hiện.

Những thông tin về đất đai, biệt thự khủng và việc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt của ông Trần Văn Truyền đang khiến dư luận không khỏi xôn xao, bàn tán.
Những thông tin về đất đai, biệt thự khủng và việc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt của ông Trần Văn Truyền đang khiến dư luận không khỏi xôn xao, bàn tán.

"Mạng lưới hoạt động của phóng viên thì không thể giấu được và phóng viên ở phía Nam họ hoạt động ở các tỉnh. Khi thấy ngôi nhà như vậy thì họ hỏi và được biết là nhà của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Từ thông tin đó thì tiếp theo các thông tin khác bắt đầu lộ ra.

Trong vụ việc này, quá trình điều tra, xác minh tài liệu hồ sơ điều tra có nhiều khó khăn. Đó là sự bế tắc khi một số cơ quan chức năng bất hợp tác, họ cố giữ bí mật, hạn chế cung cấp tài liệu. Vì vậy, chúng tôi phải mất nhiều công sức để khai thác từ một số nguồn riêng.

Để có được các bài báo trên, chúng tôi phải tiến hành hàng tháng trời, phải lặn lội vào Bến Tre ghi âm, chụp ảnh các vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ việc. Việc phóng viên lách vào chụp khu dinh thự và "dự án gia đình" của ông Truyền cũng không hề dễ dàng.

Và cá nhân tôi đã có mặt  trong đó chỉ đạo anh em phóng viên làm...", ông Hoa nói.

Về một số thông tin liên quan đến số đất đai, biệt thự khủng của ông Truyền tại xã Sơn Đồng (Bên Tre), ông Hoa cho biết: 

"Trong bài báo chúng tôi đưa ban đầu cũng đã nói rõ là thông tin thì nhiều, có thể chưa đầy đủ hoặc có chi tiết chưa chính xác, song những tấm ảnh mà độc giả mục sở thị trong trang này là hiện thực nhãn tiền, không thể bịa ra được.

Theo thông tin của chúng tôi thì lô đất mà ông Truyền dùng để xây biệt thự thực chất chỉ có 16.657,4 m2 chứ không phải là 3 ha như đưa tin ban đầu. Diện tích này ông ấy phải mua của 8 hộ nông dân và sau khi khu đất được gom lại thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên một người con của ông Truyền.

Trong khuôn viên gần 1,7 ha này thì ngoài biệt thự khủng còn có 6 nhà gỗ bao. Gỗ thì lúc đầu, ông ấy nói là lên Tây Ninh mua có mấy chục triệu một cái nhà gỗ rồi về lắp ghép nhưng gần đây ông ấy lại nói rằng, gỗ làm nhà là do có người thân ở Quảng Nam mua hộ, chở vào rồi làm. Đây là câu trả lời tự mâu thuẫn.

Ngoài lô đất với 8 sổ đỏ gộp lại thì ông Truyền còn hai ngôi nhà, một ngôi rộng 300m2 và một ngôi rộng 200m2 ở thành phố Bến Tre mà báo chúng tôi đã phản ánh.

Còn trong quá trình điều tra, thực hiện bài viết, phóng viên không gặp được tất cả người dân khu vực xã Sơn Đồng nhưng người ta đều nhìn khu dinh thự của ông Truyền như một sự chọc tức người dân nghèo.

Người ta bức xúc vì đổ mồ hôi nước mắt mà quanh năm vẫn nghèo khổ. Một tỉnh nghèo của cả nước, một xã nghèo và người dân cũng nghèo mà xuất hiện khu dinh thự với thiết kế hoành tráng có thêm cả mấy ngôi nhà gỗ, hàng rào bề thế và cổng thiết kế hết sức hoành tráng..."

Cũng theo ông Hoa, từ khi các bài báo lên trang cho đến nay, tòa soạn vẫn chưa hề nhận được ý kiến phản hồi từ phía Thanh tra Chính phủ cũng như cá nhân ông Trần Văn Truyền.

"Bài báo đã lên trang cả chục ngày nay nhưng từ phía lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và cá nhân ông Trần Văn Truyền cũng như người thân ông Truyền chưa có phản hồi hay kiến nghị phê phán gì báo Người Cao Tuổi. Cũng có thể họ lặng lẽ tìm phương án giải trình với cơ quan chức năng nhưng cũng có thể xuất phát từ chỗ khác.

Việc ông Truyền trước khi về hưu bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ và tương đương, chúng tôi có đầy đủ cơ sở, từng ngày ông ấy ký cho ai, có họ và tên từng người, số quyết định.

Bằng chứng rõ nhất là ngày 3/8 là ngày cuối nhiệm kỳ cũ và Chính phủ mới ra mắt mà ông Huỳnh Phong Tranh đã lên làm Tổng Thanh tra mới, ông Truyền hết nhiệm kỳ rồi nhưng vẫn ký la liệt, bổ nhiệm 22 người. Như thế, ông ấy rất là trái.

Tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người nhưng khi ông Truyền bổ nhiệm như thế rất nhiều cục, vụ và đơn vị trực thuộc có tới 4 - 7 cấp phó, đấy là chưa nói đến hàm vụ phó, hàm cục phó...

Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa.

Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa.

Từ việc này đã để lại hậu quả hiện nay là bộ máy của Thanh tra Chính phủ phình ra, quỹ lương tăng trội hơn mà ngân sách của Chính phủ là tiền thuế của dân. Không những thế, nhiều cán bộ cấp phó còn đùn đẩy, tranh chấp nhau để đi làm các trưởng đoàn thanh tra vụ việc...", ông Hoa nhấn mạnh.

Về áp lực sau khi đăng tải thông tin liên quan đến tài sản của ông Truyền, ông Hoa cho biết, đã nhận được một số ý kiến từ nhiều nơi...

Trước một số ý kiến cho rằng, báo Người Cao Tuổi đang nhắm vào Thanh tra Chính phủ và các bài báo trên mang tính chất "đánh đấm", ông Hoa đã bác bỏ và khẳng định.:

"Trước hết, báo Người Cao Tuổi không thâm thù gì với Thanh tra Chính phủ và những cá nhân liên quan. Nhưng Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 5 Đảng ta khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng là không loại trừ đối tượng nào.

Chức năng của tờ báo là phản biện, giám sát xã hội. Việc làm tốt chức năng giám sát ở đây là phát hiện những cái tiêu cực trong đời sống xã hội, gợi mở ra để bạn đọc biết, hiểu, cơ quan chức năng biết, có thể kiểm điểm, điều tra, làm rõ đúng sai.

Vấn đề chúng tôi làm hoàn toàn là vì nhân dân, đúng chức năng, vai trò của báo chí còn hoàn toàn không có chuyện đánh đấm ai cả. Còn người nào cho rằng đây là hiện tượng đánh đấm thì tôi cho rằng đó là ngu xuẩn...".

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại