Xuất hiện từ thế kỷ 16, làng tranh sơn mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội hiện là làng còn hiếm hoi sống được nhờ nghề này.
Công đoạn đầu tiên của nghề làm tranh sơn mài là làm phẳng các tấm gỗ ép bằng sơn ta.
Trước đó, những người thợ cũng phải đảm bảo sản phẩm thô phải được mịn.
Công việc đòi hỏi sự nhẫn nại nên thường được nữ giới thực hiện.
Sản phẩm thường được quét nhiều lớp sơn và đánh bóng trước khi trang trí họa tiết, dán bạc, vàng, khảm trai...
Sản phẩm khi chưa được hoàn thiện nhìn rất thô và không mấy bắt mắt.
Qua mỗi một công đoạn sơn rồi mài, vẻ ngoài của sản phẩm dần trở nên bóng bẩy và có 'độ sâu'.
Công việc của các họa sĩ cũng rất tỉ mỉ. Họ phải vẽ từng chi tiết một sao cho sản phẩm trở nên đẹp hơn.
Đây chỉ là 1 trong nhiều công đoạn hoàn thiện 1 sản phẩm sơn mài.
Mỗi ngày, một họa sĩ có thể phải thực hiện cả trăm hành động giống nhau trên các sản phẩm.
Trong khi đó những người khác lại tiếp tục mài hoặc phủ lên 1 lớp sơn khác rồi đánh bóng.
Thường thì mỗi người thợ sẽ phụ trách 1 công đoạn nhất định để có 1 dây chuyền cho sản phẩm ra đời.
Với những sản phẩm đòi hỏi sự tinh xảo, người thợ phải phủ lên nhiều lớp khác như bạc, vàng, vỏ trứng gà, khảm trai, sừng trâu...
Một người thợ đang dát bạc cho một sản phẩm sơn mài.
Sản phẩm sau đó sẽ được hong khô nhằm tạo độ kết dính.
Những sản phẩm thủ công chờ công đoạn hoàn thiện cuối cùng.
Công đoạn cuối cùng của một sản phẩm sơn mài là phủ dầu bóng và sấy khô.
Một tác phẩm tranh sơn mài đã hoàn thiện của nghệ nhân tranh sơn mài.