Rắn sổng chuồng, bò lên giường hai vợ chồng đang ngủ

Bá Quỳnh |

"Đêm đến, rắn sổng ra bò hẳn lên giường hai vợ chồng đang ngủ. Thấy vậy, hai vợ chồng nằm im cho rắn bò qua người rồi mới bắt nó lại vào chuồng", chị Mai kể.

Cách Hà Nội khoảng 60 km, xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) được mệnh danh là một trong những làng nghề nuôi rắn lâu đời nhất miền Bắc.

Cho đến nay, toàn xã có cả nghìn hộ nuôi rắn với số lượng lớn. Nhà nuôi ít khoảng vài ba chục con, nhà nuôi nhiều thì có cả trang trại với số lượng lên đến 6 nghìn con.

Nhiều người đã gọi vui rằng đây là làng "rắn ngủ với người".

Chị Vũ Thị Mai (Giám đốc công ty cổ phần dịch vụ và thương mại rắn Vĩnh Sơn) kể: "Những năm đầu nuôi rắn không có điều kiện, nhiều khi cho rắn cả vào gậm giường để nuôi.

Đêm đến, rắn sổng ra bò hẳn lên giường hai vợ chồng đang ngủ. Thấy có cái gì bò mát mát qua chân, tỉnh dậy hóa ra là con rắn. Thấy vậy, hai vợ chồng năm im cho rắn bò qua người rồi mới bắt nó lại vào chuồng".

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Quyết Chiến (cán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Sơn) cho biết: “Nghề nuôi rắn đã đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây và giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lực lượng lao động tại địa phương”.

Chúng tôi đã được mục sở thị những hình ảnh người dân tay không cầm rắn ở Vĩnh Sơn và không khỏi rùng mình.

Dưới đây là những hình ảnh ghi lại được ở một số hộ nuôi rắn:

Một chuồng nuôi rắn hổ mang trong trang trại của gia đình chị Mai.

Với chị Mai, con rắn từ lâu đã trở thành vật nuôi thân thiện với gia đình.

Chị Mai cho biết: “Dù nuôi rắn vất vả và nguy hiểm hơn so với các vật nuôi khác, song nó mang lại hiệu quả kinh tế cao".

Rắn lớn lên nhờ lột xác, trung bình chu kỳ lột xác của rắn khoảng một tháng/ lần. Trong ảnh: Một chiếc xác rắn hổ mang vừa mới lột tại trang trại của chị Mai.

Chị Mai đứng trước những bình rượu rắn - sản phẩm đặc trưng nhất tại xã Vĩnh Sơn.

7.	Mỗi bình được ngâm với các loại rắn khác nhau. 1 bình tối đa có khoảng 5 loại rắn

Mỗi bình được ngâm với các loại rắn khác nhau. Một bình tối đa có khoảng 5 loại rắn.

Giá thành mỗi bình rượu rắn cũng tùy vào loại rắn được ngâm trong bình. Chị Mai chia sẻ: "Mỗi năm, chị xuất bán khoảng 2.000-3.000 bình, chai rượu rắn cho thị trường Móng Cái (Quảng Ninh).

Anh Vũ Mạnh Hùng (chồng chị Mai) cho biết: "Mỗi con rắn một năm đẻ 2 lần, mỗi lần đẻ khoảng hơn 20 quả trứng. Trứng rắn có giá cao điểm lên đến 220 nghìn/1 quả". Trong ảnh: Chị Mai bên 1 mẻ trứng rắn mới nở.

Anh Nguyễn Văn Tâm, người dân nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn đang đi kiểm tra trang trại rắn của mình.

Theo anh Sơn, rắn nuôi phải được kiểm tra thường xuyên bởi rất dễ mắc bệnh. Bệnh của rắn chủ yếu ở ngoài da, nếu không được phát hiện và chữa kịp thời thì rắn có thể bị chết.

Chị Vinh (vợ anh Sơn) đang vui mừng bên đàn rắn con mới nở.

Một du khách vui mừng bởi được mục sở thị bình rượu rắn độc tại Vĩnh Sơn.

làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Phúc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại